05 June, 2011

góp nhặt (2)...

Có lần chuyện xảy ra là nhà vua xây dựng một cung điện lớn, một cung điện có một triệu tấm gương - tất cả các bức tường đều bao phủ bằng gương. Một con chó đi vào cung điện và nó thấy một triệu con chó khắp xung quanh. Cho nên, vì là một con chó rất thông minh, nên nó bắt đầu sủa để tự bảo vệ mình khỏi một triệu con chó tất cả bao quanh nó. Cuộc sống của nó đang trong nguy hiểm. Nó phải trở nên căng thẳng, nó bắt đầu sủa. Và khi nó bắt đầu sủa thì cả triệu con chó cũng bắt đầu sủa theo.

Đến sáng người ta thấy con chó chết. Và nó ở đó mỗi một mình, chỉ toàn gương. Không ai đánh nhau với nó, không ai có đó mà đánh nhau, nhưng nó nhìn vào chính nó trong gương và trở nên sợ hãi. Và khi nó bắt đầu đánh nhau, sự phản xạ gương cũng bắt đầu đánh nhau. Nó có một mình, với cả triệu và triệu con chó xung quanh nó. Bạn có thể tưởng tượng được địa ngục nó đã sống qua đêm đó không?

...

Bạn yêu, và tâm trí lập tức nói: Tình yêu là gì? Tình yêu hay là dục? Nó đúng hay sai? Mình định đi đâu? Liệu tình yêu có thể vĩnh hằng hay chỉ là nhất thời?

Tâm trí muốn trước hết quyết định mọi thứ, thế rồi cất bước. Và với tâm trí chẳng bao giờ có quyết định nào, nó vẫn còn không quyết định; không quyết định là bản tính cố hữu của nó. Nó nói, “Đừng nhảy.” Và khi tâm trí bảo bạn những điều này, nó dường như rất láu lỉnh, nó dường như rất thông minh, bởi vì dường như là bạn có thể đi sai. Cho nên đừng nhảy, đừng di chuyển, vẫn cứ tĩnh tại.

Nhưng cuộc sống là chuyển động và cuộc sống là tin cậy. Tình yêu xảy ra - người ta phải chuyển vào trong nó. Nó dẫn đến đâu không phải là vấn đề. Mục đích không phải là vấn đề. Chính khoảnh khắc của tâm thức bạn trong tình yêu là sự khải lộ. Người khác không phải là vấn đề, người được yêu hay người yêu không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ bạn có thể yêu, ở chỗ nó có thể xảy ra cho bạn; bản thể bạn cởi mở trong tin cậy, không hoài nghi nào, không có việc đặt câu hỏi gì. Chính cởi mở này là sự hoàn thành.

Nhưng tâm trí sẽ nói, “Đợi chút đã, để mình nghĩ và quyết định, người ta phải không bước đi vội vã.” Thế thì bạn có thể đợi và đợi. Đó là cách bạn đã bỏ lỡ cuộc sống.

Mọi khoảnh khắc cuộc sống đều gõ cửa nhà bạn, nhưng bạn lại đang nghĩ. Bạn nói với cuộc sống, “Đợi đã, tôi sẽ mở cửa, nhưng để tôi quyết định trước đã.” Điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Toàn bộ cuộc sống sẽ tới và đi qua, còn bạn sẽ đơn giản kéo lê, chẳng sống chẳng chết. Cả sống và chết đều tốt bởi vì chết có sống của riêng nó.

...

Cho nên Trang Tử nói: Không chọn lựa, tại sao nghiêng về cái này hay cái nọ? Để cuộc sống làm bất kì cái gì nó chọn làm, ta không quyết định. Thực sự, Trang Tử đã sống cuộc sống vô chọn lựa cho nên ông ấy sẵn sàng chết cái chết vô chọn lựa. Và khi bạn vô chọn lựa, chỉ thế thì bạn mới hiện hữu. Khi bạn có chọn lựa, tâm trí có đấy. Tâm trí là người chọn; bản thể bao giờ cũng vô chọn lựa. Tâm trí muốn làm điều gì đó; bản thể đơn giản cho phép mọi điều xảy ra. Bản thể là buông bỏ. Làm sao bạn có thể khổ nếu bạn không chọn lựa? Làm sao bạn có thể khổ nếu bạn không yêu cầu kết quả đặc biệt? Làm sao bạn có thể khổ nếu bạn không đi vào một mục đích đặc biệt? Chẳng cái gì có thể làm cho bạn khổ được. Tâm trí bạn yêu cầu mục đích, chọn lựa, quyết định - thế thì khổ tới.

Nếu bạn sống vô chọn lựa và cho phép cuộc sống xảy ra, thế thì bạn đơn giản trở thành một cánh đồng: cuộc sống xảy ra trong bạn, nhưng bạn không là người quản lí. Bạn không quản lí nó, bạn không kiểm soát nó. Khi bạn không phải là người kiểm soát mọi căng thẳng tan biến; chỉ thế thì mới có thảnh thơi, thế thì bạn thảnh thơi toàn bộ. Thảnh thơi đó là điểm tối thượng, alpha và ômêga, cái bắt đầu và cái kết thúc. Dù đó là cuộc sống hay cái chết, bạn không nên lấy bất kì quan điểm nào.

Đó là ý nghĩa của câu chuyện này: bạn không nên lấy bất kì quan điểm nào. Bạn không nên nói: Cái này phải và cái kia trái. Bạn không nên phân chia. Để cuộc sống là một toàn thể không phân chia.

Trang Tử nói: Nếu bạn phân chia, thậm chí dù chỉ phân chia một li, trời đất đã chia lìa, và thế thì chúng không thể được bắc cầu với nhau.

(The Empty Boat - Osho)