03 June, 2011

the empty boat




Có lần, Alexander Đại Đế tới Ấn Độ - để chiếm đoạt, tất nhiên. Nếu bạn không cần chiếm đoạt, bạn sẽ chẳng đi đâu cả.. Sao phải bận tâm? Athens đẹp thế, chẳng cần phải bận tâm làm cuộc hành trình dài thế. Trên đường ông ta nghe nói rằng bên bờ sông một nhà huyền môn đang sống, Diogenes. Ông ta đã nghe nhiều câu chuyện về ông này. Trong những ngày đó, đặc biệt ở Athens, chỉ có hai cái tên được nhắc tới - một là Alexander, và cái tên kia là Diogenes. Họ là hai điều đối lập, hai cực.

Alexander là một hoàng đế, đang cố gắng tạo ra một vương quốc trải rộng từ đầu này sang đầu kia trái đất. Ông ta muốn chiếm lĩnh toàn bộ thế giới; ông ta là kẻ chinh phục, con người tìm kiếm thắng lợi.

Còn Diogenes thì đích xác đối lập lại. Ông ấy sống trần trụi, không sở hữu một thứ gì. Ban đầu ông ấy còn có một bình bát ăn xin để uống nước, hay đôi khi đi xin thức ăn. Thế rồi một hôm ông ấy thấy con chó uống nước từ dòng sông và lập tức ông ấy vứt bình bát đi. Ông ấy nói, “Nếu chó uống được nước mà chẳng cần gì, sao ta không thế được? Chó thông minh đến mức chúng có thể uống nước chẳng cần bình bát. Ta phải rất ngu si mang chiếc bát này, nó là gánh nặng.”

Ông ấy lấy con chó đó làm thầy mình và mời con chó đó cùng ở với mình bởi vì nó thông minh thế. Con chó đó đã chứng tỏ cho ông ấy rằng bình bát của ông ấy là gánh nặng không cần thiết - ông ấy đã không nhận biết. Và từ đó con chó đó còn lại với ông ấy. Họ quen ngủ cùng nhau, ăn cùng nhau. Con chó là người bạn đồng hành duy nhất của ông ấy.

Ai đó hỏi Diogenes, “Sao ông cứ sống cùng con chó thế?”

Ông ta nói, “Nó còn thông minh hơn cái gọi là con người. Tôi không thông minh đến thế trước khi tôi gặp nó. Nhìn nó, quan sát nó đã làm cho tôi tỉnh táo hơn. Nó sống tại đây và bây giờ, chẳng bận tâm bởi cái gì cả, không sở hữu cái gì. Và nó hạnh phúc đến mức không có gì thì nó lại có mọi thứ. Tôi còn chưa được bằng lòng đến như vậy, những điều khó chịu nào đó vẫn còn trong tôi. Khi tôi đã trở thành giống như nó, thế thì tôi sẽ đạt tới mục tiêu.”

Alexander đã nghe nói về Diogenes, phúc lạc mắt tựa gương soi của ông ấy, giống như bầu trời xanh không gợn mây. Và con người này sống trần trụi, ông ấy thậm chí không cần quần áo. Thế rồi ai đó nói, “Ông ấy sống gần đây trên bờ sông, và chúng ta sẽ đi qua, chúng ta không ở xa lắm…” Alexander muốn gặp ông ấy, cho nên ông ta tới.

Hôm đó là buổi sáng, sáng mùa đông, và Diogenes đang tắm nắng, nằm dài trên cát trần trụi, tận hưởng buổi sáng, mặt trời mưa rào lên ông ấy, mọi thứ đẹp thế, im lặng, dòng sông tuôn chảy bên cạnh…

Alexander tự hỏi phải nói gì đây. Một người như Alexander không thể nghĩ được ngoại trừ về đồ vật và sở hữu. Cho nên ông ta nhìn vào Diogenes, và nói, “Ta là Alexander Đại đế. Nếu ngươi cần điều gì, bảo ta. Ta có thể giúp nhiều và ta muốn giúp ông.”

Diogenes cười to và nói, “Ta không cần gì cả. Chỉ xin ông đứng dẹp sang một bên một chút, ông chắn mặt trời của ta. Đó là tất cả những gì ông có thể làm cho ta. Nhớ lấy, đừng chắn mặt trời của bất kì ai, đó là tất cả những gì ông có thể làm. Đừng đứng trên con đường của ta, và ông chẳng cần làm gì khác.”

Alexander nhìn vào người này. Ông ấy phải đã cảm thấy giống như kẻ ăn xin đứng trước mình: Ông ấy chẳng cần gì cả,  ta cần cả thế giới, và thậm chí thế thì ta vẫn sẽ không thoả mãn, thậm chí thế giới này cũng không đủ. Alexander nói, “Ta sung sướng được gặp ông. Ta chưa bao giờ gặp một người mãn nguyện như vậy.”

Diogen nói, “Không có vấn đề gì! Nếu ông muốn được mãn nguyện như ta, lại đây và nằm xuống cạnh ta, tắm nắng. Quên tương lai đi, và vứt bỏ quá khứ. Không ai cản trở ông.”

Alexander cười to, tiếng cười hời hợt tất nhiên, và nói, “Ông phải đấy - nhưng thời gian còn chưa chín muồi. Một ngày nào đó ta sẽ thảnh thơi như ông.”

Diogenes đáp, “Thế thì cái một ngày nào đó ấy sẽ chẳng bao giờ tới đâu. Còn cái gì khác nữa  ông cần phải làm để thảnh thơi? Nếu ta, một kẻ ăn xin, có thể thảnh thơi được, cái gì khác nữa còn cần tới? Tại sao có cuộc vật lộn này, nỗ lực này, những cuộc chiến tranh này, chinh phục này, tại sao điều này cần chiếm đoạt?”

Alexander nói, “Khi ta đã trở nên thắng lợi, khi ta đã chinh phục cả thế giới, ta sẽ tới và học ông và ngồi cạnh ông tại đây trên bờ sông này.”

Diogenes nói, “Nhưng nếu ta có thể nằm ở đây và thảnh thơi ngay bây giờ, sao phải đợi tới tương lai? Và tại sao  phải đi khắp thế giới  tạo ra khổ cho bản thân mình và người khác? Tại sao phải đợi cho tới lúc cuối của cuộc đời rồi mới tới chỗ ta và thảnh thơi ở đây? Ta đã thảnh thơi rồi.”