04 January, 2012

Alison Gopnik: Trẻ con nghĩ gì?



Điều gì đang diễn ra trong suy nghĩ của đứa trẻ này? Nếu bạn hỏi mọi người điều này ba mươi năm trước, đa số họ, bao gồm cả những nhà tâm lý học, sẽ nói rằng đứa trẻ này khác thường, thiếu lô-gic, tự kỉ -- rằng bé không nhận thức được người khác hay hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng. Trong hai mươi năm gần đây, khoa học tiến bộ đã hoàn toàn bác bỏ tình cảnh đó. Theo cách nào đó, chúng ta cho rằng suy nghĩ của đứa trẻ này giống như những nhà khoa học thông minh nhất.

Hãy để tôi cho các bạn thấy một ví dụ cụ thể. Có một điều em bé này có thể đang nghĩ về, trong tâm trí của đứa trẻ ấy, đó là cố gắng hình dung ra điều gì đang ở trong suy nghĩ của một đứa trẻ khác. Cuối cùng, một trong những điều khó nhất mà chúng ta phải làm là tìm ra điều mà người khác đang nghĩ hay cảm nhận. Và có lẽ điều buồn nhất đó là tìm ra điều mà người khác nghĩ và cảm nhận thực sự không chính xác như những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận. Bất cứ ai theo đuổi chính trị có thể làm chứng việc đó khó thực hiện như thế nào đối với vài người. Chúng ta muốn biết liệu em bé và trẻ nhỏ có thể hiểu được thực sự được những điều sâu sắc về người khác không. Và giờ câu hỏi là: Làm sao chúng ta có thể hỏi chúng? Tất cả những em bé đều không thể nói chuyện, và nếu bạn bảo một bé ba tuổi kể cho bạn nghe bé nghĩ gì, bạn sẽ nhận được một màn độc thoại của ý thức về những con ngựa non, sinh nhật, và những thứ tương tự như thế. Vậy làm thế nào chúng ta đặt ra câu hỏi cho chúng?

Bí mật té ra lại là bông cải xanh. Những điều chúng tôi làm -- Betty Rapacholi, một trong những học trò của tôi, và cả tôi -- thực ra là đưa cho trẻ con hai bát thức ăn: một bát là bông cải xanh tươi và bát kia là bánh quy cá vàng đầy hấp dẫn. Tất cả trẻ con, ngay cả ở Berkley, đều mê bánh quy, và không thích bông cải xanh tươi. (Tiếng cười) Điều mà Betty làm là trộn một ít vị thức ăn từ mỗi bát Và cô ấy sẽ tỏ ra như mình thích nó hoặc ghét nó. Một nửa khoảng thời gian, cô tỏ ra là mình thích bánh quy và không thích bông cải tươi -- giống như trẻ con hay bất kì một người bình thường. Một nửa thời gian khác, cô nếm một ít bông cải tươi và nói, "Mmmmm, bông cải xanh. Cô vừa nếm thử nó xong. Mmmmm" Và rồi, cô nhấm nháp một ít bánh quy, và nói, "Eo ôi, bánh quy kinh quá. Cô vừa nếm thử bánh quy. Thật kinh khủng." Lần này, cô tỏ ra như việc cô ấy muốn là đối lập lại với những gì trẻ con muốn. Chúng tôi làm thí nghiệm này với những trẻ 15 và 18 tháng tuổi. Rồi cô ấy xoè tay ra và nói, "Cháu có thể cho cô xin thêm một ít thức ăn nữa không?"

Câu hỏi ở đây là: đứa trẻ sẽ đưa cho cô thứ gì, thứ mà chúng thích hay thứ cô thích? Và điều kì diệu là, những trẻ 18 tháng tuổi, chỉ đi dạo và nói chuyện, đưa cho cô bánh quy nếu cô thích chúng, và đưa bông cải xanh nếu cô thích nó. Ngược lại, những đứa trẻ 15 tháng tuổi nhìn cô chằm chằm khá lâu để xem liệu cô có giả vờ thích bông cải xanh hay không, như thể chúng không thể phân biệt rành rọt được. Sau khi quan sát một hồi lâu, chúng đưa cho cô bánh quy, thứ chúng nghĩ ai ai cũng thích ăn. Vậy là, có hai điều thực sự đáng chú ý trong chuyện này. Điều đầu tiên là, những đứa trẻ 18 tháng tuổi đã nhận ra rằng sự thực sâu xa về bản chất con người đó là chúng ta không có cùng một mong muốn. Chúng thấy rằng chúng thực sự phải giúp những người khác có được thứ họ muốn.

Và điều đáng nói hơn đó là trên thực tế, những đứa trẻ 15 tháng tuổi không làm điều này giả định rằng những đứa trẻ 18 tháng tuổi đã nhận ra sự thực sâu sắc về bản chất loài người này trong vòng ba tháng từ khi chúng còn 15 tháng tuổi. Trẻ con biết nhiều hơn và học nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ. Và đây chỉ là một trong số hàng trăm nghiên cứu trong vòng 20 năm gần đây thực sự chỉ ra điều đó.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trẻ con lại học được nhiều như thế? Và tại sao chúng có thể tiếp thu được nhiều thứ trong một khoảng thời gian quá ngắn như vậy? Ý tôi là, sau cùng, nếu bạn nhìn nhận trẻ con một cách hời hợt, thì chúng chỉ là những người vô dụng. Trên thực tế, theo nhiều cách, chúng còn tệ hơn là vô dụng, bởi chúng ta phải tốn quá nhiều thời gian và công sức giúp chúng sống sót. Nhưng nếu chúng ta mở rộng câu trả lời cho vấn đề này rằng tại sao chúng ta lại dành quá nhiều thời gian chăm sóc những đứa trẻ vô dụng này, thì hoá ra đó lại là một câu trả lời thực sự. Nếu chúng ta quan sát nhiều, rất nhiều loại động vật khác nhau, không chỉ động vật linh trưởng, mà còn bao gồm cả động vật có vú, chim, cả thú có túi như căng-gu-ru và gấu túi, té ra, có một mối quan hệ giữa độ dài quãng thời thơ ấu của một loài và não của chúng to đến mức nào so với cơ thể chúng và chúng thông minh, khéo léo đến mức nào.

Một loài posterbird cho ý tưởng này là những con chim trên kia. Một mặt là đám New Caledonia. Đám quạ, quạ, vvv..., những loài rất thông minh. Về vài mặt, chúng thông minh như những con tinh tinh. Và đây, một con chim đại diện cho khoa học học được cách dùng công cụ để tìm thức ăn. Mặt khác, chúng ta có người bạn là loài gà công nghiệp. Gà, vịt, ngỗng, và gà tây về căn bản đều dốt. Chúng thực sự rất rất giỏi tìm thóc, ngoài việc đó ra thì chúng chẳng làm được gì nữa cả. Té ra, những con chim New Caledonia non còn đang lớn. Chúng dựa dẫm vào mẹ mớm sâu vào những cái miệng bé nhỏ đang mở trong vòng gần hai năm, một khoảng thời gian khá dài trong cuộc đời của một con chim. Trong khi loài gà thì lại khá cứng cáp trong vòng một vài tháng. Khoảng thời gian thơ ấu là lý do giải thích tại sao loài quạ lại được ở trang bìa của Khoa học và loài gà lại kết thúc đời mình trong nồi súp.

Có một điều về thời thơ ấu dài đó nghe có vẻ có liên quan tới kiến thức và việc học. Chúng ta nên giải thích điều này bằng cách nào? Một số loài động vật, như gà, có vẻ như hoàn toàn hợp với việc chỉ làm một thứ khá tốt. Chúng tỏ ra khá thành thạo ở việc bới thóc trong một môi trường. Những loài khác, như quạ, thì lại không làm được điều gì tử tế cụ thể, nhưng lại học luật của các môi trường khác nhau khá giỏi.

Và dĩ nhiên, chúng ta, loài người, ở vị trí còn xa hơn quạ. Chúng ta sở hữu bộ não tương quan với cơ thể mình lớn hơn bất kì loài vật nào. Chúng ta thông minh hơn, khéo léo hơn, học được nhiều hơn, sống sót trong nhiều môi trường khác nhau hơn, chúng ta di cư bao phủ toàn bộ thế giới và thậm chí ra cả ngoài vũ trụ. Những đứa trẻ, con cháu phụ thuộc vào chúng ta lâu hơn những sinh vật non của các loài khác. Con trai tôi 23 tuổi. (Tiếng cười) Ít nhất là cho tới khi chúng 23 tuổi, chúng tôi vẫn phải mớm mồi cho những cái mỏ há mồm đó.

Tai sao chúng ta nhận ra tương quan này? Có một lí do, đó là chiến lược học đó, thực sự là một cách hiệu quả, tuyệt vời để sống trên thế giới, nhưng nó có một nhược điểm lớn. Nhược điểm đó là, cho tới khi bạn thực sự áp dụng tất cả những điều được học đó, bạn sẽ vẫn chỉ là kẻ bất lực. Bạn không muốn loài voi răng mấu đuổi theo mình và nói với bản thân, "Súng cao su hay một ngọn giáo chắc sẽ có tác dụng. Nhưng cái nào thực sự tốt hơn?" Bạn muốn biết tất cả những điều đó trước khi loài voi răng mấu thực sự xuất hiện. Cách những tiến hoá xem ra đã giải quyết được vấn đề đó là đi kèm với việc phân công lao động. Ý tưởng đó là, chúng ta đều có giai đoạn tuổi thơ được bảo vệ tuyệt đối. Chúng ta không phải làm gì cả. Tất cả những gì phải làm chỉ là học. Và khi trưởng thành, chúng ta vận dụng những thứ đã học được khi còn bé biến chúng thành hiện thực, đưa chúng ra thế giới.

Có một cách nghĩ về vấn đề này đó là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giống như sự phân chia nghiên cứu và phát triển của loài người. Chúng là những đứa trẻ trời cho, được bảo vệ, chỉ việc ra ngoài học và có những ý tưởng tốt, còn chúng ta là nhà sản xuất và tiếp thị. Chúng ta phải đưa tất cả những ý tưởng ấy những điều đã được học khi còn nhỏ vận dụng chúng vào thực tế. Một hướng tư duy khác về vấn đề này đó là thay vì việc nghĩ về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thể những cá thể lớn khiếm khuyết, chúng ta nên nghĩ về chúng như một giai đoạn phát triển khác trong cùng một giống loài -- đại loại như sâu bướm và bướm -- ngoại trừ việc chúng thực sự là những con bướm sặc sỡ lượn quanh khu vườn và tìm thức ăn, chúng là sâu bướm những sinh vật nhỏ đang dần đi tới ngưỡng cửa của sự trưởng thành.

Nếu điều này đúng, nếu những đứa trẻ đó được sinh ra để học -- câu chuyện về tiến hoá này sẽ nói lên rằng trẻ con sinh ra để học, đó là điều chúng phải làm -- chúng ta mường tượng rằng chúng sẽ là những cơ cấu học tập hiệu quả. Trên thực tế, não bộ của trẻ em là chiếc máy tính học tuyệt vời nhất trên thế giới. Nhưng những cỗ máy thực sự thì tốt hơn rất nhiều. Và gần đây, có một cuộc cách mạng trong suy nghĩ về việc học một cách máy móc. Tất cả là nhờ vào suy nghĩ của người đàn ông này, Reverend Thomas Bayes, một nhà thống kê và toán học của thế kỷ 18. Và điều Bayes thực sự làm đó là tạo ra cách máy móc, sử dụng lí thuyết xác suất để phác hoạ, miêu tả, cách các nhà khoa học nghiên cứu về thế giới. Điều các nhà khoa học làm đó là họ có một giả thuyết mà họ nghĩ có khả năng bắt tay vào thực hiện. Họ thử nghiệm đi ngược lại bằng chứng. Bằng chứng khiến họ thay đổi giả thuyết. Rồi họ thử nghiệm giả thuyết mới đó và cứ thế lặp đi lặp lại. Điều mà Bayes chỉ ra đó là một cách máy móc, chúng ta có thể thực hiện được. Và toán học là cốt lõi của những chương trình học trên máy mà chúng ta có hiện nay. Và 10 năm trước, tôi giả định rằng trẻ con cũng có thể làm được điều tương tự như vậy.

Nếu bạn muốn biết điều gì đang diễn ra đằng sau những đôi mắt nâu đẹp đẽ kia, tôi nghĩ nó thực ra trông giống như thế này. Đây là sổ của Reverend Bayes. Tôi nghĩ những đứa trẻ đó thực sự đang làm những phép tính phức tạp với những xác suất điều kiện mà chúng đang xem xét lại để tìm ra cách thế giới vận hành. Bây giờ điều đó có vẻ như ở tầm với quá cao để thực sự chứng minh. Bởi sau cùng, nếu bạn hỏi những người trưởng thành về thống kê, họ trông thực sự rất ngu ngốc. Vậy tại sao trẻ con lại có thể làm những phép thống kê được chứ?

Để kiểm tra điều này, chúng tôi dùng một cỗ máy được gọi là Blicket Detector. Đây là một cái hộp phát ra ánh sáng và nhạc khi bạn đặt một số thứ trên cái hộp ấy mà không phải những thứ khác. Cách sử dụng cỗ máy này rất đơn giản, phòng thí nghiệm của tôi và các nơi khác đã thực hiện hàng tá những cuộc nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ học về thế giới tốt như thế nào. Hãy để tôi đưa ra một trường hợp chúng tôi thử nghiệm với Tumar Kushner, một học sinh của tôi. Nếu tôi đưa cho bạn chiếc máy dò này, có lẽ bạn sẽ bắt đầu nghĩ về cách khiến nó chạy sẽ là đặt một khối trên chiếc máy dò. Thực tế, chiếc máy dò này hoạt động theo cách hoàn toàn khác. Bởi nếu bạn để một khối trên chiếc máy dò đó, bạn không thể nghĩ có thể bắt đầu, nó sẽ thực sự kích hoạt nhanh hai trong số ba lần. Trong khi đó, nếu bạn thực hiện điều tương tự, đặt khối đó trên chiếc máy, nó sẽ chỉ kích hoạt hai trên sáu lần, Vậy giả thuyết ít khả quan thực sự có bằng chứng thuyết phục hơn. Nó giống như thể sóng là một phương pháp hữu hiệu hơn những phương pháp khác. Chúng ta thực hiện nó; chỉ cho những đứa trẻ bốn tuổi bằng chứng này, và yêu cầu chúng khiến chiếc máy hoạt động. Và như chắc chắn, những đứa trẻ đó vận dụng bằng chứng ấy để đặt vật lên trên chiếc máy dò.

Có hai điều thực sự thú vị ở đây. Điều đầu tiên đó là, tôi nhắc lại, hãy nhớ rằng, đây là những đứa trẻ bốn tuổi. Chúng mới chỉ học đếm. Nhưng theo một cách vô thức, chúng đang làm các phép tính quá phức tạp khiến chúng phải đo đếm xác suất điều kiện. Và điều thú vị còn lại đó là chúng vận dụng bằng chứng đó để đưa ra một ý tưởng, một giả thuyết về thế giới, điều nghe chừng không thể bắt đầu. Và trong các nghiên cứu chúng tôi thực hiện ở phòng thí nghiệm, những nghiên cứu tương tự, chúng tôi chỉ ra rằng những đứa trẻ bốn tuổi thực sự rất giỏi trong việc chỉ ra một giả thuyết khó xảy ra hơn người lớn khi chúng ta đưa cho họ cùng một nhiệm vụ. Vậy trong những trường hợp này, trẻ con sử dụng thống kê để tìm hiểu về thế giới, nhưng sau cùng, các nhà khoa học cũng tiến hành các thí nghiệm, và chúng ta muốn biết liệu trẻ con có thực sự làm thí nghiệm hay không. Khi trẻ con làm thí nghiệm, chúng ta gọi đó là "chĩa mũi vào mọi chuyện" hay "nghịch ngợm."

Gần đây, có một loạt những nghiên cứu thú vị chỉ ra rằng cái gọi là nghịch ngợm này thực ra lại là một loại chương trình thí nghiệm dựa trên kinh nghiệm. Đây là từ phòng thí nghiệm của Cristine Legare. Điều mà Cristine làm đó là sử dụng những cỗ máy dò Blicket. Và điều cô ấy làm là cho trẻ con thấy những thứ màu vàng sẽ giúp máy di chuyển, còn những thứ màu đỏ thì không, và cô chỉ cho chúng sự bất quy tắc. Những gì bạn thấy sau đây đó là cậu bé này vượt qua năm giả thuyết trong vòng hai phút.

(Video) Cậu bé: Thế còn mặt này? Giống như cái kia.

Alison Gopnik: Uhm, vậy giả thuyết đầu tiên của cậu bé đã bị giả mạo.

(Tiếng cười)

Cậu bé: Mặt này sáng, mặt này thì chẳng có gì cả.

AG: Được rồi, cháu đã vượt qua cuốn sổ thí nghiệm này.

Cậu bé: Thứ gì làm cho nó sáng lên. (Tiếng cười) Cháu không biết.

AG: Mỗi nhà khoa học sẽ nhận ra biểu hiện của sự thất vọng đó.

(Tiếng cười)

Cậu bé: Ồ, đó là bởi điều này cần phải như vậy, và điệu này cần phải như vậy.

AG: Thôi được, giả thuyết thứ hai.

Cậu bé: đó là lý do. Ồ

(Tiếng cười)

AG: Bây giờ là ý tưởng tiếp theo của cậu bé. Cậu bé nói với nhà thí nghiệm làm điều này, cố gắng đặt nó ở một nơi khác. Vẫn không hoạt động.

Cậu bé: Ồ, đó là vì ánh sáng chỉ tới được đến đây, chứ không phải chỗ này. Đấy, đáy cái hộp này có chứa điện, nhưng cái này không có điện.

AG: Được rồi, đó là giả thuyết thứ tư.

Cậu bé: Nó đang sáng lên. Khi bạn đặt bốn cái. Bạn đặt bốn chiếc hộp trên đó và làm nó sáng lên hai chiếc này và làm nó sáng lên.

AG: Được rồi, đó là giả thuyết thứ năm.

Đây là một cậu bé rất -- vô cùng đáng ngưỡng mộ và thông minh, nhưng điều mà Cristine phát hiện ra đó là điều này rất phổ biến. Nếu bạn nhìn cách trẻ con chơi đùa, bạn yêu cầu chúng giải thích một điều gì đó, điều chúng thực sự làm đó là tiến hành một loạt các thí nghiệm. Đây thực sự là điều khá điển hình với những đứa trẻ bốn tuổi.

Vâng, cảm giác khi là sinh vật này là gì vậy? Trở thành con bướm với khả năng kiểm chứng năm giả thuyết trong vòng hai phút có cảm giác như thế nào? Nếu quay trở lại với những nhà tâm lí học và triết gia kia, rất nhiều người trong số họ nói rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hầu như không ý thức được việc chúng có ý thức hay không. Tôi nghĩ điều ngược lại là đúng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thực ra có ý thức hơn người lớn chúng ta. Đây là điều chúng ta biết về cách vận hành ý thức của người lớn. Sự chú ý và ý thức của người lớn giống như một đốm sáng. Điều xảy đến với người lớn đó là chúng ta quyết định điều gì là có liên quan hay quan trọng, chúng ta thường để tâm đến nó. Ý thức về việc mà chúng ta để ý trở nên cực kì sáng lạn và nổi bật, còn mọi thứ khác thì tối đen đi. Chúng ta còn biết cách bộ não tiến hành việc này.

Những gì xảy ra khi chúng ta chú tâm đó là vỏ não trước, trung khu điều hành của bộ não, gửi tín hiệu khiến não chúng ta trở nên linh hoạt đôi chút, dẻo dai hơn, học tốt hơn, và chấm dứt hoạt động ở phần còn lại của bộ não. Chúng ta có một sự chú ý rất tập trung, có mục đích. Nếu quan sát trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chúng ta thấy điều hoàn toàn khác. Theo tôi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dường như giống như một chiếc đèn ý thức hơn là một đốm sáng ý thức. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ quá tồi trong việc tập trung vào một thứ. Nhưng chúng lại giỏi tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cùng một lúc. Nếu quan sát não chúng, bạn nhận ra rằng chúng chứa đầy những chất dẫn truyền thần kinh chất thúc đẩy sự học và độ dẻo dai, còn các phần ức chế chưa xuất hiện Khi ta nói trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không giỏi tập trung, ý của chúng ta là chúng rất tồi trong việc không tập trung. Chúng không giỏi trong việc loại bỏ những thứ thú vị mà có thể cho chúng biết điều gì đó và chỉ quan sát thứ quan trọng. Đó là một loại chú ý, một loại ý thức, mà chúng ta mong đợi từ những con bướm được thiết kế để học.

Nếu chúng ta muốn nghĩ cách thử thứ ý thức trẻ con này như người lớn, tôi nghĩ điều tốt nhất đó là nghĩ về các trường hợp khi chúng ta rơi vào một tình huống mà mình chưa gặp phải trước đó -- khi yêu thích một ai đó, hay khi lần đầu tiên đến một thành phố mới. Điều xảy ra không phải là sự thu nhỏ ý thức, nó mở rộng, và ba ngày ở Paris dường như đầy ý thức và trải nghiệm hơn tất cả những tháng năm đi lại, nói chuyện, tham dự họp báo như một thây ma khi ta ở nhà. Nhân tiện, loại cà phê đó, thứ cà phê tuyệt vời bạn vừa uống ở dưới tầng, thực ra là bắt chước ảnh hưởng của chất dẫn truyền thần kinh trẻ con. Vậy có cảm giác như thế nào khi là một đứa trẻ con? Giống như lần đầu say đắm Paris sau khi uống hết ba cốc double-espresso. (Tiếng cười) Đó là cảm giác tuyệt vời nhưng nó có thể khiến bạn thức dậy, khóc òa lên vào lúc ba giờ sáng.

(Tiếng cười)

Thật tuyệt khi là một người trưởng thành. Tôi không nói quá nhiều về việc trẻ con kỳ diệu ra sao. Thật tuyệt khi là một người trưởng thành. Chúng ta có thể làm những việc như thắt dây giày và tự mình đi qua đường. Và nó hoàn toàn hợp lý khi chúng ta khiến đứa trẻ nghĩ giống như người lớn. Nhưng nếu điều chúng ta muốn là được như những con bướm kia, tư duy mở, học sáng tạo, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, cải tiến, hay ít nhất là trong một khoảng thời gian, người lớn chúng ta nên bắt đầu nghĩ như trẻ con nhiều hơn.

(Vỗ tay)