Sáng nay ăn xong tô phở, đang nhâm nhi ly cà phê đá, chợt nhớ về Hoa Kỳ. Nhớ đến Las Vegas, nơi đã có câu khẩu hiệu khá nổi tiếng "What happens in Vegas, stays in Vegas."
Cái đẹp ở Sài Gòn cũng như mặt trái của nó, khó có thể diễn đạt thành lời. Ở đâu cũng thế, nhịp sống đầy rẫy tiếng cười tiếng khóc. Ở trong khung cửa kính Cà Phê Thư Quán trong khuôn viên Đại Học Dược Khoa, người sinh viên trẻ sau lưng tôi đang nghe và hát nho nhỏ bài Cát Bụi của Trịnh Công Sơn; và tôi đang ngồi nhìn ra góc đường Lê Duẩn và Đinh Tiên Hoàng với ly cà phê sữa đá thưởng thức không gian cùng bài nhạc mà tôi đã nghe từ ngày còn rất bé. Lúc nào đời sống cũng đang là. Cái đang là của một hạt bụi giữa triệu triệu dãy thiên hà của muôn trùng thiên niên kỷ.
Nó là thế!
Điều may mắn cũng như điều bất hạnh cũng rất ư là tương đối.
Nghiệm được điều ấy, tôi say sưa uống nét đẹp vừa ửng lên trên khuôn mặt người đàn bà còn trẻ đang chờ đón đứa con đến trường buổi sáng nay. Cô ấy biết tôi đang để ý, nên thi thoảng cũng ném lại một cái nhìn trong khóe mắt.
Nghiệm được điều ấy, tôi không còn khoảng không nào trong tâm hồn cần phải đong cho đầy.
Nghiệm được điều ấy, tôi tách mình ra khỏi môi trường chung quanh, làm người đi xem kịch, thưởng thức kỹ thuật của sân khấu của diễn viên, mà không còn chú ý đến cốt truyện.
2.
Ở Sài Gòn, nhà nào cũng có một cây chổi quét nhà; cũng như ở Hoa Kỳ, nhà nào cũng có giấy napkin.
3.
Bây giờ, tôi trở về dòng chữ êm đềm của Rilke. "Sự tĩnh mịch chừng như mênh mông, để chỗ cho những âm thanh và những xao động, và khi nghĩ rằng đắp vào đó còn được tất cả sự hiện diện của đại dương xa vời đồng vọng nhịp nhàng cơ hồ như là âm vang sâu thẳm nhất trong điệu hòa khúc tiền sử xa xưa kia, lúc ấy chỉ ước mong cho ông đủ thành tín, đủ kiên nhẫn để cho nỗi cô liêu cao ngất được tiêm nhập vào hồn ông, nỗi cô liêu mà đời sống ông không còn phải chịu đựng đau đớn nữa, nỗi cô liêu ấy sẽ tác động vào hồn ông, vào trong tất cả những gì ông thể nghiệm và hành động trong tương lai, nó tác động như một ảnh hưởng vô danh, ảnh hưởng quyết định một cách liên tục và dịu dàng, giống như dòng máu tổ tiên trong ta khuấy động và hòa lẫn với dòng máu của ta để tạo thành một cái gì độc đáo, không thể lặp lại, tức là con người của chúng ta trong mỗi khúc quanh ở đời sống." (Lá thư thứ 10, Thư Gửi Người Thi Sĩ Trẻ.)
Cái đẹp ở Sài Gòn cũng như mặt trái của nó, khó có thể diễn đạt thành lời. Ở đâu cũng thế, nhịp sống đầy rẫy tiếng cười tiếng khóc. Ở trong khung cửa kính Cà Phê Thư Quán trong khuôn viên Đại Học Dược Khoa, người sinh viên trẻ sau lưng tôi đang nghe và hát nho nhỏ bài Cát Bụi của Trịnh Công Sơn; và tôi đang ngồi nhìn ra góc đường Lê Duẩn và Đinh Tiên Hoàng với ly cà phê sữa đá thưởng thức không gian cùng bài nhạc mà tôi đã nghe từ ngày còn rất bé. Lúc nào đời sống cũng đang là. Cái đang là của một hạt bụi giữa triệu triệu dãy thiên hà của muôn trùng thiên niên kỷ.
Nó là thế!
Điều may mắn cũng như điều bất hạnh cũng rất ư là tương đối.
Nghiệm được điều ấy, tôi say sưa uống nét đẹp vừa ửng lên trên khuôn mặt người đàn bà còn trẻ đang chờ đón đứa con đến trường buổi sáng nay. Cô ấy biết tôi đang để ý, nên thi thoảng cũng ném lại một cái nhìn trong khóe mắt.
Nghiệm được điều ấy, tôi không còn khoảng không nào trong tâm hồn cần phải đong cho đầy.
Nghiệm được điều ấy, tôi tách mình ra khỏi môi trường chung quanh, làm người đi xem kịch, thưởng thức kỹ thuật của sân khấu của diễn viên, mà không còn chú ý đến cốt truyện.
2.
Ở Sài Gòn, nhà nào cũng có một cây chổi quét nhà; cũng như ở Hoa Kỳ, nhà nào cũng có giấy napkin.
3.
Bây giờ, tôi trở về dòng chữ êm đềm của Rilke. "Sự tĩnh mịch chừng như mênh mông, để chỗ cho những âm thanh và những xao động, và khi nghĩ rằng đắp vào đó còn được tất cả sự hiện diện của đại dương xa vời đồng vọng nhịp nhàng cơ hồ như là âm vang sâu thẳm nhất trong điệu hòa khúc tiền sử xa xưa kia, lúc ấy chỉ ước mong cho ông đủ thành tín, đủ kiên nhẫn để cho nỗi cô liêu cao ngất được tiêm nhập vào hồn ông, nỗi cô liêu mà đời sống ông không còn phải chịu đựng đau đớn nữa, nỗi cô liêu ấy sẽ tác động vào hồn ông, vào trong tất cả những gì ông thể nghiệm và hành động trong tương lai, nó tác động như một ảnh hưởng vô danh, ảnh hưởng quyết định một cách liên tục và dịu dàng, giống như dòng máu tổ tiên trong ta khuấy động và hòa lẫn với dòng máu của ta để tạo thành một cái gì độc đáo, không thể lặp lại, tức là con người của chúng ta trong mỗi khúc quanh ở đời sống." (Lá thư thứ 10, Thư Gửi Người Thi Sĩ Trẻ.)