Sáng nay thức dậy, tôi nhận được điện thoại và tin nhắn của chị, ngồi trên xe, cảm thấy xúc động và vui. Tôi không nghĩ bông hoa ấy sẽ nở, ít ra vào lúc này.
Trưa, sau khi thăm viếng bà con ở Phan Rang, trên đường về xe dừng lại để ghé mộ Ba. Trời đột nhiên chuyển mưa rào nguyên một vùng đó. Phía xa xung quanh, mây vẫn trắng, trời vẫn nắng chói chang. Lỡ rồi, đội mưa và lội ruộng qua để vái lạy chứ không thể thắp nhang. Đi lội bì bõm mà sao miệng cười cười hoài, lâu lắm mới có dịp tắm mưa hay vì không khí quanh đây dễ chịu quá. Vui hoài.
Về đến nhà, đọc note của bé viết về sự bình an tại tâm, thấy cậu em cũng bình an. Vui tiếp.
Trước đây, tôi cứ hay nói để bắt người khác thay đổi quan điểm, thói quen và suy nghĩ của họ cho bằng được. Họ mà không làm, thì bắt đầu kiếm chuyện chê bai. Mà làm việc đó hồn nhiên lắm, lúc đó vẫn tin mình đang làm đúng, và tin điều mình tin là đúng. Tất tất họ là sai. Giờ thấy mình đã bớt cái kiểu hồn nhiên như thế, thấy vui tiếp.
Vui vì thấy mình đang dần lành như miếng đậu hủ. Hihi…
Trưa, sau khi thăm viếng bà con ở Phan Rang, trên đường về xe dừng lại để ghé mộ Ba. Trời đột nhiên chuyển mưa rào nguyên một vùng đó. Phía xa xung quanh, mây vẫn trắng, trời vẫn nắng chói chang. Lỡ rồi, đội mưa và lội ruộng qua để vái lạy chứ không thể thắp nhang. Đi lội bì bõm mà sao miệng cười cười hoài, lâu lắm mới có dịp tắm mưa hay vì không khí quanh đây dễ chịu quá. Vui hoài.
Về đến nhà, đọc note của bé viết về sự bình an tại tâm, thấy cậu em cũng bình an. Vui tiếp.
Trước đây, tôi cứ hay nói để bắt người khác thay đổi quan điểm, thói quen và suy nghĩ của họ cho bằng được. Họ mà không làm, thì bắt đầu kiếm chuyện chê bai. Mà làm việc đó hồn nhiên lắm, lúc đó vẫn tin mình đang làm đúng, và tin điều mình tin là đúng. Tất tất họ là sai. Giờ thấy mình đã bớt cái kiểu hồn nhiên như thế, thấy vui tiếp.
Vui vì thấy mình đang dần lành như miếng đậu hủ. Hihi…
***
Tự nhiên có vài ý rất cà dựt, muốn viết ra luôn
- Giúp tâm bình an là một việc làm có trách nhiệm. Vì chỉ khi mình bình an, thì mới giúp những người chúng ta thương yêu cũng cảm thấy an lạc khi ở gần ta, dù rất ngắn thôi. Đó, không phải một điều sáo rỗng, cũng không có gì thanh cao, phi thường. Nó chỉ như bao nhiêu việc làm khác mà mình chọn để làm, như việc dắt cụ bà qua đường, nghe người mình thương thủ thỉ, quyên góp, cười với đồng nghiệp. Nó đơn giản là một việc tốt. Không có gì cao ngạo, hay xấu hổ khi một hôm cảm thấy muốn chọn làm một việc tốt, để giúp mình an lạc trước tiên. Có thể Thiền, có thể làm nghiệp thiện, nói điều dễ nghe, vui vẻ nhiều hơn…
- Thì ra ai cũng có thể lựa chọn được chặng đường tiếp theo của mình là tốt hay xấu, là thuận lợi hay khó khăn, là tiếng cười hay nhiều tiếng chửi rủa. Nếu ví Tâm mình là một khu vườn, thì chuyện bất lợi nào đó đã xảy ra, và đang xảy ra, sẽ được ví như hạt mầm không tốt của ai đó hay vì vô tình nào đó, đã bị ném vào khu vườn của bạn. Một người làm vườn sáng suốt, sẽ dừng lại và xem xét hạt đó là mầm tốt hay xấu. Nếu nó xấu, sẽ không để nó làm xấu đi khu vườn của mình bằng cách tưới thêm nước và giúp nó lớn lên, để rồi sau đó lại chửi rủa, càm ràm đổ cái lỗi ấy vào kẻ khác đã ném vào. Người ấy sẽ dừng lại, bứng gốc, hoặc không bao giờ tạo điều kiện để nó nảy mầm. Như việc ai đó làm xấu với mình, việc mình đáp trả, có thể hiểu là chúng ta đang tưới thêm nước. Giữ trong lòng, có thể hiểu là ta chôn nó xuống đất, một lúc nào đó đủ điều kiện nó sẽ lại trổ mầm. Người đã ném câu ấy vào ta, có thể khu vườn họ cũng đang có những hạt mầm không tốt, nhưng cớ sao phải để điều đó ảnh hưởng đến mình!?
Chính bạn biết, khu vườn của bạn đã có những hạt mầm nào tốt. Thế thì cứ tập trung tưới tẩm cho hạt mầm ấy tốt hơn lên, tự thân điều tốt sẽ tự nhân thêm mầm tốt, đến lúc nào đó bạn sẽ hưởng được hoa trái của chính mình đã chọn gieo.
- Trích lời giảng của Phật trong Chương 32, Ngón tay chỉ mặt trăng - Đường Xưa Mây Trắng - Thích Nhất Hạnh: Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào.
Tự nhiên có vài ý rất cà dựt, muốn viết ra luôn
- Giúp tâm bình an là một việc làm có trách nhiệm. Vì chỉ khi mình bình an, thì mới giúp những người chúng ta thương yêu cũng cảm thấy an lạc khi ở gần ta, dù rất ngắn thôi. Đó, không phải một điều sáo rỗng, cũng không có gì thanh cao, phi thường. Nó chỉ như bao nhiêu việc làm khác mà mình chọn để làm, như việc dắt cụ bà qua đường, nghe người mình thương thủ thỉ, quyên góp, cười với đồng nghiệp. Nó đơn giản là một việc tốt. Không có gì cao ngạo, hay xấu hổ khi một hôm cảm thấy muốn chọn làm một việc tốt, để giúp mình an lạc trước tiên. Có thể Thiền, có thể làm nghiệp thiện, nói điều dễ nghe, vui vẻ nhiều hơn…
- Thì ra ai cũng có thể lựa chọn được chặng đường tiếp theo của mình là tốt hay xấu, là thuận lợi hay khó khăn, là tiếng cười hay nhiều tiếng chửi rủa. Nếu ví Tâm mình là một khu vườn, thì chuyện bất lợi nào đó đã xảy ra, và đang xảy ra, sẽ được ví như hạt mầm không tốt của ai đó hay vì vô tình nào đó, đã bị ném vào khu vườn của bạn. Một người làm vườn sáng suốt, sẽ dừng lại và xem xét hạt đó là mầm tốt hay xấu. Nếu nó xấu, sẽ không để nó làm xấu đi khu vườn của mình bằng cách tưới thêm nước và giúp nó lớn lên, để rồi sau đó lại chửi rủa, càm ràm đổ cái lỗi ấy vào kẻ khác đã ném vào. Người ấy sẽ dừng lại, bứng gốc, hoặc không bao giờ tạo điều kiện để nó nảy mầm. Như việc ai đó làm xấu với mình, việc mình đáp trả, có thể hiểu là chúng ta đang tưới thêm nước. Giữ trong lòng, có thể hiểu là ta chôn nó xuống đất, một lúc nào đó đủ điều kiện nó sẽ lại trổ mầm. Người đã ném câu ấy vào ta, có thể khu vườn họ cũng đang có những hạt mầm không tốt, nhưng cớ sao phải để điều đó ảnh hưởng đến mình!?
Chính bạn biết, khu vườn của bạn đã có những hạt mầm nào tốt. Thế thì cứ tập trung tưới tẩm cho hạt mầm ấy tốt hơn lên, tự thân điều tốt sẽ tự nhân thêm mầm tốt, đến lúc nào đó bạn sẽ hưởng được hoa trái của chính mình đã chọn gieo.
- Trích lời giảng của Phật trong Chương 32, Ngón tay chỉ mặt trăng - Đường Xưa Mây Trắng - Thích Nhất Hạnh: Người khôn khéo phải nương vào ngón tay để thấy được mặt trăng. Nếu cố chấp vào ngón tay, nếu cho ngón tay là mặt trăng thì sẽ không có cơ hội nào thấy được mặt trăng cả. Giáo pháp của tôi là để thực tập chứ không phải là để cất giữ mà thờ phụng và ca ngợi. Chiếc bè là để giúp ta qua sông chứ không phải để ta vác lên trên vai mà tự hào.
-Diệp Phương Nghi
Nha Trang - 19 tháng 9, 2011