11 am
Thanh đến như đã hẹn. Hai anh em cả 40 năm, bây giờ mới gặp lại nhau. Thanh cô con gái độc nhất của em trai thứ bẩy của mẹ tôi, mất trong thời chiến tranh vào năm 1973 - lúc ấy mới 24 tuổi. Dáng người em vuông vức, vầng trán cao, mắt buồn nhưng nụ cười tươi. Tôi mời Thanh qua quán cà phê ăn trưa. Order xong, Vinh, chồng Thanh 22 năm qua gọi điện. Thanh chuyển máy cho tôi, và tôi mời Vinh đến dùng bữa trưa cùng chúng tôi.
Hai anh em nói chuyện huyên thuyên, từ ngày cậu tôi mất, mợ đem Thanh về quê. Có một điều lạ, là bà cán bộ trung cấp tôi bắt chuyện trong lúc chờ máy bay hôm qua, đến những người trong gia tộc, đều quan niệm rằng sống là để trả nghiệp, một quan niệm rất ư là Phật Giáo. Không chỉ có nói trên đầu môi chót lưỡi, mà thật sự cái nhìn ấy phát ra từ khóe mắt, từ âm thanh xúc động, từ ánh sáng trên trên khuôn mặt. Tôi thầm hỏi, từ thủa nào, phương tiện nào, mà tư tưởng này đã thấm nhuần vào cõi lòng của họ. Có lẽ đời sống của họ bao nhiêu năm qua đã cho họ cảm nhận sâu xa về nghiệp thức. Câu chuyện của hai anh em tôi xoay quanh giáo lý Phật Giáo trong đời sống hằng ngày. Dù cuộc sống của Thanh còn nhiều khó khăn, em rất mừng khi thấy tôi được thong dong.
Vừa ăn xong bữa, Vinh đến. Chàng thanh niên tuổi Giáp Thìn chỉ gọi ly cà phê đá ít đường. Vì nghề nghiệp chạy dịch vụ, nên Vinh rất hoạt bát và linh động trong câu chuyện ngày đầu gặp gỡ. Chúng tôi nhanh chóng đổi đề tài qua làm ăn. Vinh kể cho tôi nghe giấc mơ nho nhỏ của vợ chồng Vinh trong vài năm qua, và rủ rê tôi đi Kiên Giang vài ngày, cho tôi được cơ hội nhận xét thương trường tinh tế hơn. Vì biết đâu, tôi sẽ là người giúp hai em hiện thành được niềm vui nhỏ bé ấy, vừa vui vừa tạo được công ăn việc làm cho nhiều người. Vinh giỏi về giao tiếp và quản trị nhân viên mà không biết tí gì trong bếp. Dù chỉ mới gặp nhau lần đầu, tôi đã thoải mái đùa chọc bằng những câu châm biếm hài hước.
Thế là sau 2 ngày về lại Sài Gòn, cùng một bối cảnh, hai người hai đường hướng thương trường khác nhau. Mợ Thụ tính toán chuyện làm ăn như nữ kiếm sĩ liên hoàn kiếm ở ngay trong thành phố; còn Vinh, tựa như kiếm khách Tiểu Lý Phi Đao chỉ có một tuyệt chiêu muốn trổ tài ở ngoại thành. Hihi... Những giấc mơ ... ôi ... những giấc mơ! Hôm nay một mình chiêm nghiệm thân tâm, tôi chợt nhớ đến thầy ngày hôm qua trên đồi Trại Thủy Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập... lời nguyện của tôn giả A Nan. Từ ngôn hoặc ý nghĩa câu này, không đã bằng tiếng cười của thầy sau khi dứt câu.
Tiếng cười sang sảng đầy an vui.
Thanh đến như đã hẹn. Hai anh em cả 40 năm, bây giờ mới gặp lại nhau. Thanh cô con gái độc nhất của em trai thứ bẩy của mẹ tôi, mất trong thời chiến tranh vào năm 1973 - lúc ấy mới 24 tuổi. Dáng người em vuông vức, vầng trán cao, mắt buồn nhưng nụ cười tươi. Tôi mời Thanh qua quán cà phê ăn trưa. Order xong, Vinh, chồng Thanh 22 năm qua gọi điện. Thanh chuyển máy cho tôi, và tôi mời Vinh đến dùng bữa trưa cùng chúng tôi.
Hai anh em nói chuyện huyên thuyên, từ ngày cậu tôi mất, mợ đem Thanh về quê. Có một điều lạ, là bà cán bộ trung cấp tôi bắt chuyện trong lúc chờ máy bay hôm qua, đến những người trong gia tộc, đều quan niệm rằng sống là để trả nghiệp, một quan niệm rất ư là Phật Giáo. Không chỉ có nói trên đầu môi chót lưỡi, mà thật sự cái nhìn ấy phát ra từ khóe mắt, từ âm thanh xúc động, từ ánh sáng trên trên khuôn mặt. Tôi thầm hỏi, từ thủa nào, phương tiện nào, mà tư tưởng này đã thấm nhuần vào cõi lòng của họ. Có lẽ đời sống của họ bao nhiêu năm qua đã cho họ cảm nhận sâu xa về nghiệp thức. Câu chuyện của hai anh em tôi xoay quanh giáo lý Phật Giáo trong đời sống hằng ngày. Dù cuộc sống của Thanh còn nhiều khó khăn, em rất mừng khi thấy tôi được thong dong.
Vừa ăn xong bữa, Vinh đến. Chàng thanh niên tuổi Giáp Thìn chỉ gọi ly cà phê đá ít đường. Vì nghề nghiệp chạy dịch vụ, nên Vinh rất hoạt bát và linh động trong câu chuyện ngày đầu gặp gỡ. Chúng tôi nhanh chóng đổi đề tài qua làm ăn. Vinh kể cho tôi nghe giấc mơ nho nhỏ của vợ chồng Vinh trong vài năm qua, và rủ rê tôi đi Kiên Giang vài ngày, cho tôi được cơ hội nhận xét thương trường tinh tế hơn. Vì biết đâu, tôi sẽ là người giúp hai em hiện thành được niềm vui nhỏ bé ấy, vừa vui vừa tạo được công ăn việc làm cho nhiều người. Vinh giỏi về giao tiếp và quản trị nhân viên mà không biết tí gì trong bếp. Dù chỉ mới gặp nhau lần đầu, tôi đã thoải mái đùa chọc bằng những câu châm biếm hài hước.
Thế là sau 2 ngày về lại Sài Gòn, cùng một bối cảnh, hai người hai đường hướng thương trường khác nhau. Mợ Thụ tính toán chuyện làm ăn như nữ kiếm sĩ liên hoàn kiếm ở ngay trong thành phố; còn Vinh, tựa như kiếm khách Tiểu Lý Phi Đao chỉ có một tuyệt chiêu muốn trổ tài ở ngoại thành. Hihi... Những giấc mơ ... ôi ... những giấc mơ! Hôm nay một mình chiêm nghiệm thân tâm, tôi chợt nhớ đến thầy ngày hôm qua trên đồi Trại Thủy Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập... lời nguyện của tôn giả A Nan. Từ ngôn hoặc ý nghĩa câu này, không đã bằng tiếng cười của thầy sau khi dứt câu.
Tiếng cười sang sảng đầy an vui.