28 March, 2011

một ngày mưa ở San Francisco

Về lại San Jose từ ngày 22 tháng 3, bị cơn bão trói chân. Hôm nay thấy bị trầm cảm quá đỗi, tôi gọi điện thoại rủ Tiên đi San Francisco thay đổi cái u ám của không gian.

Rời San Jose lúc 3 giờ rưỡi, chúng tôi đi qua từng cơn mưa từng góc nắng. Tôi lái xe đưa Tiên qua những con đường quen thân ra biển. Mưa và sương tát vào hai đứa trên bãi cát. Chúng tôi đi bên nhau giữa gió và gió, thay phiên nhau chụp những tấm hình kỷ niệm. Có lúc Tiên rất gần gũi và có lúc thật xa vắng như những đợt sóng tràn vào bờ.

Sau khi đùa giỡn cùng biển động, tôi đưa Tiên đi hết công viên Golden Gate Park từ biển về giữa lòng phố. Lòng vòng khoảng 5 phút mới tìm được chỗ đậu xe vào quán ăn Ichiraku Sushi & Sake Bar trên đường Geary. Chúng tôi cười giỡn trong khung cảnh ấm cúng ngó ra mặt lộ chính của quán ngắm hàng xe và bộ hành qua lại. Có tâm tình, có gió biển, có sương lạnh, có sóng trắng, có những hàng cây xanh, có hoa anh đào, có thức ăn ngon, có người bạn chân tình, tôi ra khỏi cơn trầm cảm bằng những tiếng cười trong trẻo.

Suốt đoạn đường về lại San Jose, Tiên nói mối quan tâm của mình dành cho ngày tháng sắp đến của tôi. Khi xuống xe hug Tiên chào tạm biệt, tôi cảm nhận được điều gì đó không được vui trong tâm hồn. Tiên vẫn là đóa hoa dịu dàng và đầy quyến rũ.



26 March, 2011

Kinh Phóng Sinh

Ceremony for Liberating the Living.mp3

Trước khi phóng sinh, ta có thể pháp thí cho chúng cùng nghe đoạn kinh này.


2.

How to celebrate life



In this video Isha talks about that in our heart is freedom, and suffering in our intellect and our approach depends the happiness or suffering in our lives.

25 March, 2011

giấc mơ xuyên bang


View Directions to St Petersburg, FL in a larger map


Cuối mùa thu năm ngoái, tôi có ước mơ nhỏ là lái xe xuyên bang, từ miền Tây qua miền Đông Hoa Kỳ. Con đường dài ngót nghét 3K miles. 

Bây giờ đã đầu mùa xuân...

... tôi lại manh nha hiện thành giấc mơ này. Nếu chuyến đi này được hoàn tất, tôi đã lái xe từ bang miền Tây Bắc đến bang cực Đông Nam Hoa Kỳ. 


2.



Ma Solitude
(Georges Moustaki)


Ngủ với sự cô đơn của mình thường đến nỗi
Tôi đã biến nó thành gần như bạn gái một thói quen êm ái
Nàng không rời tôi một bước trung thành như một chiếc bóng
Nàng theo tôi đó đây đến tận bốn góc trời

Không tôi không bao giờ cô đơn với sự cô đơn của mình
Khi nàng nằm lún xuống giường tôi nàng chiếm hết chỗ
Và chúng tôi sống những đêm dài cả hai bên mặt đối mặt
Tôi thực tình không biết sẽ đi đến đâu sự đồng lõa này

Tôi có nên tập quen mùi hay cần phải phản kháng
Không tôi không bao giờ cô đơn với sự cô đơn của mình
Tôi chảy nước mắt bao nhiêu qua nàng tôi học được bấy nhiêu
Nếu thỉnh thoảng tôi bỏ rơi nàng thì nàng lại chưa khi nào chịu thua

Và nếu tôi thích yêu đương với một cô gái khác
Nàng sẽ là người bạn đường sau cùng cho đến cuối đời tôi
Không tôi không bao giờ cô đơn với sự cô đơn của mình
Không tôi không bao giờ cô đơn với sự cô đơn của mình


3.


Ngoài nàng Solitude, tôi còn một người bạn nữa tên là Subaru. Năm 2009, tôi và nàng tung tăng từ Seattle về California. Hôm nay dẫn người bạn ấy đi thay nhớt, khám tổng quát tình trạng sức khỏe, tôi và nàng cùng hẹn nhau quãng đường từ đây qua Florida. 

Vui buồn có nhau.

 

23 March, 2011

Aimee Mullins: Cơ hội từ nghịch cảnh








Tôi muốn chia sẻ với các bạn điều tôi khám phá vài tháng trước đây trong lúc viết bài báo cho tạp chí Wired của Ý. Tôi luôn mang từ điển theo bên mình bất cứ khi nào tôi viết về một đề tài nào đó. nhưng tôi đã hoàn thành chỉnh sửa bài báo và tôi nhận ra tôi chưa bao giờ, dù chỉ một lần trong đời, tra cụm từ "tàn tật" để xem nó có nghĩa gì.

Để tôi đọc kết quả cho các bạn nghe "Tàn tật", tính từ: bại liệt, bất lực, vô dụng, tàn phế suy nhược, thương tật,bị thương, khiếm khuyết,khập khiễng, què quặt, kiệt sức, mệt mỏi, yếu đuối, bất lực, khuyết tật, liệt, tật nguyền, lão suy, hom hem, lụn bại, bệnh tật, lay lắt, kiệt quệ, không được tính đến xem thêm: đau đớn, vô dụng và yếu đuối Trái nghĩa: khỏe mạnh, mạnh mẽ, có khả năng Tôi đã đọc to những dòng liệt kê này cho một người bạn và ban đầu chúng tôi cười. Nó thực quá vớ vẩn, nhưng tôi đã từng trải qua tật nguyền, và giọng tôi vỡ ra và tôi phải dừng lại và trấn tĩnh bản thân khỏi sốc tinh thần và sự công kích những cụm từ đó mang lại

Bạn biết đấy, đương nhiên đây chỉ là cuốn từ điển cũ kỹ. Tôi nghĩ đó chắc hẳn từ một bản in cổ Nhưng thực tế ngày xuất bản là đầu những năm 80 khi tôi bắt đầu quãng đời tiểu học và dần hình thành hiểu biết của riêng tôi khi rời khỏi vòng tay cha mẹ hiểu biết về bạn bè và thế giới xung quanh tôi Và khỏi cần phải nói, tôi cảm ơn chúa vì tôi đã không dùng một quyển từ điển nào vào thời đó Ý tôi là, theo những gì được viết, dường như tôi được sinh ra trong thế giới ở đó người ta nhìn nhận một người như tôi chẳng có thứ gì tích cực cho họ cả. trong khi trên thực tế ngày hôm nay đây, tôi thành công với những cơ hội và thách thức mà cuộc sống đã mang đến.

Thế là, tôi lập tức đi tìm phiên bản 2009 trên mạng với hy vọng tìm được một định nghĩa xứng đáng Và đây là phiên bản mới được cập nhật Tuy nhiên, nó thật sự không khả quan hơn là bao. Đặc biệt là hai từ gần trái nghĩa theo tôi là đặc biệt đáng lo "lành lặn" và "lành mạnh"

Không chỉ là vấn đề từ ngữ Đó là cái chúng ta tin về con người khi chúng ta gọi họ bằng những cụm từ này Nó là những giá trị đằng sau những cụm từ, và cách mà chúng ta xây dựng những giá trị đó Ngôn ngữ tác động tới suy nghĩ và cách ta nhìn nhận cuộc sống và cả cách ta nhìn nhận người khác. Thực tế là rất nhiều xã hội cổ đại, bao gồm cả Hy Lạp và La Mã cổ đại tin rằng thốt ra một lời nguyền chứa đựng sức mạnh khổng lồ bởi lẽ khi nói một điều thành lời, ta làm cho nó tồn tại Vậy thì, sự thật nào mà chúng ta muốn gọi vào sự tồn tại, một con người với những giới hạn, hay một con người đầy sức mạnh? Bằng những việc rất thường ngày, đơn giản như gọi tên một người, một đứa trẻ ta có thể đang che đậy và phủ tối tăm lên sức mạnh của họ. Thay vào đó, lẽ nào ta không muốn mở ra cho họ những cánh cửa sao?

Một người như thế, người đã mở những cánh cửa cho tôi, là bác sĩ của tôi thời thơ ấu tại học viện A.I Dupont ở Wilmington, Delaware. Tên ông ấy là bác sĩ Pizzutillo người Mĩ gốc Ý, mà cái tên của ông hình như quá khó để phát âm với hầu hết người Mĩ© nên ông được biết đến là bác sĩ P. Và bác sĩ P luôn đeo những chiếc nơ màu sắc sặc sỡ và có cách đối xử hoàn hảo với những đứa trẻ

Tôi yêu hầu hết mọi thứ trong thời gian ở bệnh viện trừ những đợt điều trị vật lý trị liệu Tôi phải làm không biết bao nhiêu những bài luyện tập lặp đi lặp lại với những chiếc nẹp dày, co giãn đầy màu sắc bạn biết đấy, để giúp xây dựng những cơ chân của tôi Và tôi ghét những chiếc nẹp đấy hơn bất cứ thứ gì. Tôi ghét chúng, còn đặt tên cho chúng. Tôi ghét chúng. Và, các bạn biết đấy, tôi, đứa trẻ 5 tuổi, thậm chí đã biết mặc cả với bác sĩ P để thoát khỏi những bài tập luyện đó và không thành công, dĩ nhiên. Rồi một ngày, ông ấy đến chỗ điều trị mệt mỏi và không thể tha thứ, những đợt điều trị đó và ông ý nói với tôi: "Ôi Aimee, cháu thật là một cô gái bé nhỏ đầy sức mạnh." Ta nghĩ cháu sẽ làm gãy một trong những chiếc nẹp đó mất Khi nào cháu phá được nó, ta sẽ cho cháu một trăm đôla

Giờ đây, hiển nhiên, đó chỉ là một âm mưu đơn giản của bác sĩ P để khuyến khích tôi thực hiện những bài tập mà tôi không muốn làm trước viễn cảnh trở thành một đứa trẻ 5 tuổi giàu nhất khu tầng 2 đó nhưng điều ông ấy đã thành công là thay đổi những điều chán ngắt thường ngày thành những trải nghiệm mới mẻ và đầy hứng khởi cho tôi. Và tôi tự hỏi bản thân mình ngày hôm nay, cách nhìn và sự đánh giá của ông về tôi: một cô nhỏ khỏe khoắn và đầy sức mạnh đã định hình tới mức nào trong tôi một cách nhìn về bản thân tự coi mình là người vốn khỏe khoắn, mạnh mẽ và thể thao.

Đó là một ví dụ về cách mà người lớn, với sức mạnh của mình, có thể làm trỗi dậy sức mạnh của những đứa trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp của những từ đồng nghĩa trái nghĩa ban đầu, chính ngôn từ đang ngăn chúng ta tiến đến hiện tại mà ta đều mong muốn, cơ hội để những cá nhân nhìn nhận bản thân là có khả năng. Ngôn ngữ của chúng ta vẫn chưa bắt kịp với những thay đổi của xã hội, mà rất nhiều trong số đó đến từ công nghệ. Chắc chắn rằng từ cái nhìn của y học, chân của tôi, phẫu thuật bằng tia laze chữa các tổn thương đầu gối bằng titan và thay xương chậu cho phép con người phát huy nhiều hơn khả năng bản thân, và vượt qua cả những giới hạn mà tạo hóa đã đặt ra cho họ, đó là chưa kể đến những mạng lưới xã hội, đã cho phép con người nhận ra bản thân, tự miêu tả bản thân, để rồi họ có thể sánh bước với toàn cầu bằng chính sự lựa chọn của họ. Vì vậy, có lẽ công nghệ đã chỉ rõ cho chúng ta thấy điều vẫn luôn là sự thật, rằng mỗi con người đều có một điều gì đó hiếm hoi, đầy sức mạnh để đóng góp cho xã hội, và rằng khả năng thích nghi của con người là tài sản vô giá nhất của chúng ta.

Khả năng thích nghi của con người, đó là một chủ đề thú vị, bởi vì mọi người đã liên tục muốn nói với tôi về việc vượt qua nghịch cảnh. và tôi sẽ thú nhận một điều. Với tôi, cụm từ này chưa bao giờ ổn. và tôi luôn cảm thấy không dễ dàng khi phải cố trả lời những câu hỏi của mọi người về nó, và tôi nghĩ tôi đang bắt đầu hiểu được tại sao. Ẩn sâu trong cụm từ 'vượt qua bất hạnh', là ý nghĩ rằng thành công, hay hạnh phúc, đồng nghĩa với việc vượt qua bên kia của những trải nghiệm khó khăn không xây xước hay không vết tích của những trải nghiệm đó, như thể những thành công của tôi có được đến từ khả năng tránh né hay đi vòng qua những chông gai của cuộc sống, hay như những gì người khác nghĩ về sự tàn tật. Nhưng thực tế chúng ta đã thay đổi. Chúng ta khác biệt, dĩ nhiên, nhờ vào thử thách dù cho đó là thử thách vật chất, tình cảm hay cả hai. Và tôi cho rằng đó là một điều tốt. Sự bất hạnh không phải là một trở ngại mà chúng ta phải tránh để trở lại với cuộc sống. Nó là một phần cuộc sống của chúng ta. Và tôi thường xem nó như cái bóng của chính mình. Có lúc tôi nhìn thấy nó rất nhiều, có lúc lại rất ít, nhưng nó luôn luôn đồng hành với tôi. Và chắc chắn tôi không cố gắng gạt đi những ảnh hưởng và tầm quan trọng của sự cố gắng trong mỗi con người.

Luôn có những nghịch cảnh và những thử thách trong cuộc sống, và chúng rất thật, rất riêng với mỗi con người, nhưng câu hỏi đặt ra không phải liệu bạn có gặp những thiếu may mắn đó không, mà là bạn sẽ đối diện với nó như thế nào. Vì vậy, trách nhiệm của chúng ta không chỉ đơn thuần là che chắn cho những người ta yêu thương khỏi những bất hạnh, mà là chuẩn bị cho họ đối diện với nó. Và chúng ta thường làm cho những đứa trẻ nên hư hỏng khi ta luôn cho chúng thấy rằng chúng không được trang bị sẵn sàng để thích nghi. Có một sự phân biệt, khác biệt quan trọng giữa thực tiễn y học mang tính khách quan rằng tôi là một người què và ý kiến xã hội mang tính chủ quan liệu tôi có bị tàn tật hay không. Và thành thật mà nói, sự bất lực lâu dài, thực tế và duy nhất mà tôi phải đối mặt là khi cả thế giới nghĩ rằng tôi có thể được miêu tả bởi những định nghĩa đó.

Trong cái ước muốn bảo vệ những người ta yêu thương bằng việc đem đến cho họ một sự thật khó khăn về tiến triển bệnh tình của họ, hay, đúng hơn, tiên đoán về cuộc sống sau này của họ, phải chắc chắn rằng chúng ta không đặt một viên gạch đầu tiên trên bức tường thực tế sẽ lại chặn bước họ. Có lẽ hiện tại, cách nhìn chỉ quan tâm đến những điều bất ổn của bản thân và làm thế nào để khắc phục chúng, lại là điều khiến cho các cá nhân thấy bất lực hơn là bản thân những bệnh tình đó.

Không xử lý sự lành lặn cùa một con người thông qua việc không nhìn nhận khả năng của họ, chúng ta đang tạo ra một khó khăn khác, trên cả những chướng ngại mà tạo hóa đặt ra cho họ. Chúng ta đang đánh giá giá trị của một con người đối với cộng đồng một cách hiệu quả. Vì vậy, ta cần phải nhìn xuyên thấu những bệnh tình tới tận bên trong khả năng của con người. Và điều quan trọng nhất là có một mối liên hệ giữa những người bị xem là khiếm khuyết và khả năng sáng tạo vô tận của chúng ta. Vì thế, không phải là vấn đề đánh giá thấp, hay chối bỏ những lần cố gắng như một điều chúng ta muốn lẩn tránh hay giấu dưới tấm thảm. nhưng thay vào đó ta tìm những thấy những cơ hội ẩn mình trong những nghịch cảnh. Vì vậy có lẽ suy nghĩ mà tôi muốn đưa ra là chẳng có mấy cơ hội vượt qua nghịch cảnh vì nghịch cảnh gắn nó với ta. nắm lấy nó níu lấy nó vật lộn với nó và có lẽ thậm chí nhảy nhót với nó. Và, có lẽ, nếu chúng ta xem nghịch cảnh là tự nhiên, lâu dài và có lợi chúng ta sẽ ít cảm thấy sự tồn tại của nghịch cảnh là một gánh nặng.

Năm nay chúng ta kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Darwin. và cách đây 150 năm, khi bàn về vấn đề tiến hóa tôi nghĩ Darwin đã minh họa được sự thật về bản chất con người Nói cách khác, không phải loài mạnh nhất sống sót cũng chẳng phải loài thông minh nhất đã sống sót mà là loài vật có khả năng thích ứng với thay đổi tốt nhất sống sót. Mâu thuẫn là điều tất yếu của tạo hóa. Từ thành quả nghiên cứu của Darwin, trong số nhiều nhà khoa học khác, chúng ta có thể nhận thấy rằng khả năng sống sót và sinh sôi của con người được thúc đẩy bởi sự đấu tranh mâu thuẫn trong tâm hồn đề rồi biến đổi. Như vậy, một lần nữa, sự biến đổi, thích nghi, là khả năng lớn nhất của con người chúng ta. và có lẽ, cho đến khi chúng ta được kiểm tra, chúng ta không biết mình sinh ra từ đâu. Có lẽ đó là những gì nghịch cảnh mang lại cho chúng ta một cảm giác của cái tôi, một cảm giác của sức mạnh. Vì thế chúng ta có thể tự tặng mình một món quà Chúng ta có thể thử tưởng tượng nghịch cảnh không chỉ là những giai đoạn khó khăn. Có lẽ chúng ta có thể xem nó như một sự thay đổi. Nghịch cảnh chỉ là sự thay đổi mà chúng ta chưa tự thích nghi được.

Tôi nghĩ nghịch cảnh lớn nhất mà chúng ta tự tạo ra cho chính mình là ý nghĩ về sự bình thường. Nào, ai bình thường? Chẳng có gì là bình thường. Có thông dụng, có điển hình. Không có bình thường. Và liệu bạn có muốn gặp một người nghèo mặc vải len đó nếu họ tồn tại? (cười) Tôi không nghĩ vậy. Nếu chúng ta có thể thay đổi hệ ngôn từ từ một người bình thường thành một người có khả năng và tiềm năng, thậm chí hơi nguy hiểm hơn chúng ta có thể giải phóng sức mạnh của nhiều đứa trẻ hơn, và mời gọi chúng mang khả năng quý hiếm của chúng cống hiến cho cộng đồng.

Các nhà nhân chủng học cho chúng ta biết 1 điều chúng ta là những con người luôn cần những thành viên trong cộng đồng có khả năng đóng góp. Có những bằng chứng cho thấy người Neanderthal, 60000 năm trước đã biết khiêng những người già và người bị thương nặng và có lẽ, vì trải nghiệm về sự sống sót của những người này cho thấy giá trị của cộng đồng. họ không xem những người này là tật nguyền hay vô dụng; họ được xem là hiếm có và giá trị

Vài năm trước, tôi đang ở trong chợ thị trấn quê mình trong khu vực đỏ ở vùng Pennsylvania phía đông bắc và tôi đang đứng trước một giạ khoai tây. Đó là mùa hè, tôi mặc quần short Tôi nghe tiếng một người đàn ông nói từ phía sau "Chà, phải cô Aimee Mullins không nhỉ" Tôi quay lại, đó là một người đàn ông lớn tuổi. Tôi chẳng biết ông là ai.

Rồi tôi nói, "Xin lỗi, thưa ông, chúng ta đã gặp nhau chưa nhỉ? Tôi không nhớ đã từng gặp ông."

Ông nói, "Ừ thì, cô chẳng nhớ tôi đâu Ý tôi là, khi chúng ta gặp nhau, tôi đang đưa cô ra khỏi tử cung mẹ cô." (Cười) Ô, người đàn ông đó. Và đương nhiên, tôi nhớ ra.

Và người đàn ông này là bác sĩ Kean, người đàn ông tôi chỉ biết qua những câu chuyện của mẹ ngày ấy, bởi vì, đương nhiên, dễ đoán. Tôi sinh muộn 2 tuần Và thế là, người bác sĩ hộ sinh của mẹ tôi đang đi nghỉ mát, và thế là người đàn ông hộ sinh tôi là một người lạ hoàn toàn với ba mẹ tôi. Và bởi vì tôi sinh ra đã không có xương ống chân Bàn chân lại gập lại với vài ngón chân chân này, vài ngón chân chân kia. Ông phải làm người đưa đến hung tin.

Ông nói với tôi, "Ông phải chẩn đoán cho cha mẹ cháu rằng cháu sẽ không bao giờ đi lại được và cháu cũng sẽ chẳng được chạy nhảy như những đứa trẻ khác hay bất cứ sự tự lập nào, và cháu biến ông thành kẻ nói dối suốt từ đó đến nay." (Cười) (Vỗ tay)

Điều kỳ diệu nhất là ông nói ông đã giữ những bài báo về tôi thời thơ ấu. dù đó là thắng cuộc thi đánh vần lớp 2 diễu hành với đội hướng đạo sinh nữ, bạn biết đấy, diễu hành Halloween giành học bổng đại học, hay bất cứ chiến thắng thể thao nào, và ông đã dùng chúng, đem chúng vào giảng dạy học sinh của ông những học sinh các trường y Hahnemann và Hershey. Và ông gọi đây là một phần của X Factor Tiềm năng của ý chí con người. Không có chẩn đoán nào có thể giải thích được nó mạnh như thế nào trong việc xác định chất lượng cuộc sống của con người. Và bác sĩ Kean lại tiếp tục nói với tôi Ông nói "Với kinh nghiệm của ông, trừ phi thường xuyên nói thậm chí là những lời động viên ít ỏi, nếu được bộc lộ bản thân, đứa trẻ sẽ thành công."

Các bạn thấy đấy, bác sĩ Kean đã thay đổi quan điểm. Ông hiểu rằng có sự khác biệt giữa điều kiện y học và những gì người ta có thể làm với y học. Và tôi cũng có sự thay đổi trong suy nghĩ qua thời gian. rằng, nếu bạn hỏi tôi lúc tôi 15 tuổi rằng liệu tôi có đổi những bộ phận giả trên cơ thể để lấy đôi chân có xương thịt thật sự không, tôi sẽ chẳng do dự một giây nào Thời đó, tôi ao ước được bình thường Nếu hôm nay bạn hỏi tôi câu hỏi ấy, tôi chẳng dám chắc. Và đó là "nhờ" những trải nghiệm mà tôi đã có với khiếm khuyết của mình, chứ không phải "bất chấp" những trải nghiệm đó. Và có lẽ, thay đổi trong tôi đã bắt đầu vì tôi đã được tiếp xúc với nhiều người mở cửa cho tôi hơn những người che đậy và phủ bóng tối lên tôi.

Bạn thấy đấy, tất cả các bạn đều cần một người chỉ cho bạn sức mạnh của bạn thật rực rỡ, và bạn sẽ tăm tối, Nếu bạn có thể đưa chìa khóa dẫn đến sức mạnh cho một người tâm hồn con người rất dễ tiếp thu, nếu bạn có thể làm điều đó và mở cửa cho một người nào đó vào thời điểm trọng đại, bạn đang giáo dục họ bằng cách tốt nhất. Bạn đang dạy họ tự mở cửa cho mình. Thật vậy, ý nghĩa chính xác của từ "education" (giáo dục) xuất phát từ từ gốc "educe" có nghĩa là làm những gì ở bên trong biểu lộ ra bên ngoài, là khám phá tiềm năng. Lại một lần nữa, tôi đặt câu hỏi: chúng ta muốn làm cho loại tài năng gì biểu lộ ra?

Có một nghiên cứu vào những năm 1960 ở Anh học sinh được chuyển từ các trường học đào tạo kiểu truyền thống đến trường học phân loại học sinh kiểu mới Nó gọi là thử nghiệm năng lực. Ở Mỹ chúng ta gọi nó là thử nghiệm theo dõi. Chia các học sinh thành các nhóm A, B, C, D... Và các học sinh nhóm A có chương trình học nặng hơn, giáo viên tốt hơn, v.v... Và, các thử nghiệm diễn ra trong quãng thời gian hơn 3 tháng. Học sinh lớp D, cho chúng điểm A bảo với chúng rằng chúng điểm A, bảo chúng rằng chúng thật sáng dạ. Và vào cuối khóa học 3 tháng, chúng thật sự thể hiện trình độ A.

Và đương nhiên, mặt ngược lại và đau lòng của nghiên cứu này là họ nói với các học sinh lớp A rằng chúng bị điểm D. Và vào cuối học kỳ 3 tháng đó, mọi việc diễn ra đúng như vậy Những học sinh vẫn còn ở lại trường, bên cạnh những học sinh đã bỏ học. Phần quan trọng của nghiên cứu này là các thầy cô cũng bị bịp. Các thầy cô không biết đã có sự đánh tráo. Họ chỉ đơn giản nói đây là những học sinh lớp A, đây là những học sinh lớp D. Và đó là cách họ tiếp tục dạy chúng và đối xử với chúng.

Vì thế tôi nghĩ chỉ có 1 khiếm khuyết thật sự là tâm hồn thiếu ý chí. 1 tâm hồn bị nghiền nát và không có hy vọng. Nó không thấy được cái đẹp. Nó không còn có sự tò mò trẻ con tự nhiên và khả năng tưởng tượng tạo hóa ban tặng. Nếu thay vào đó, chúng ta có thể ủng hộ một tâm hồn giữ lấy hy vọng, để nhìn thấy vẻ đẹp ở chính mình và ở người khác, để trở nên tò mò và giàu tưởng tượng. thế thì chúng ta đang thực sự dùng tốt sức mạnh của mình . Khi một tâm hồn có những phẩm chất đó, chúng ta có thể tạo nên thực tại mới và cách sống mới

Tôi muốn để lại cho các bạn một bài thơ của 1 nhà thơ Ba tư thế kỷ 14 tên Hafiz mà anh bạn Jacques Dembois giới thiệu cho tôi. Và bài thơ mang tên "Thiên chúa Người chỉ biết bốn từ" "Mọi đứa trẻ đều biết đến Chúa, không phải Chúa của những cái tên không phải Chúa của những điều không được làm, nhưng Thiên chúa Người chỉ biết 4 từ và Người cứ mãi nhắc đi nhắc lại Người nói "đến nhảy cùng ta" Hãy đến nhảy cùng tôi

Xin cám ơn. (Vỗ tay)

21 March, 2011

... tình yêu và thiền định

"Tình yêu là nghệ thuật sống với những người chung quanh. 
Thiền định là nghệ thuật sống với chính mình."


Chúng là hai mặt của một đồng tiền. Một người không biết làm thế nào để hài hòa được với chính mình, thực sự khó có liên hệ tốt với người khác. Mối tương giao của người đó sẽ vụng về, vô duyên, xấu xí, lộn xộn và đầy may rủi. Thời điểm này mọi thứ đều tiến triển tốt, và ở thời điểm khác tất cả mọi thứ đã hư hỏng. Nó sẽ luôn luôn trồi sụt như sóng, không đạt được chiều sâu. Nó sẽ rất ồn ào. Chắc chắn nó sẽ lấp đầy những khoảng trống thời gian, nhưng nó sẽ không có bất kỳ giai điệu nào trong đó, và nó chẳng thể đưa bạn đến đỉnh cao hay độ sâu của đời sống được.

Cũng vì vậy, ai không có khả năng tương quan được với những người khác, cũng sẽ cảm thấy rất khó để tương quan với chính mình, vì nghệ thuật tương quan đó chung một riềng mối. Tương quan với người khác và tương quan với chính mình chẳng hề khác biệt; nó đơn thuần chỉ là nghệ thuật sống.

Nghệ thuật này phải tương trợ được cho nhau, vì nó không thể phân ra làm hai. Trong cuộc đời, nên sống trong tỉnh thức thay vì vô thức. Tương quan với những người chung quanh như bạn đang hát một bài hát, như thể bạn đang thổi sáo; mỗi người phải được coi như là một nhạc cụ trong buổi đại hòa tấu.

Tôn trọng, yêu thương và tôn trọng tất cả, bởi vì mỗi người là một khuôn mặt ẩn của vũ trụ.

Vì vậy, phải rất cẩn mật, rất chu đáo. Hãy luôn tỉnh thức với những điều bạn đang nói, chú tâm vào những gì bạn đang làm. Lỗ nhỏ cũng có thể làm đắm thuyền, đóa hoa nhỏ cũng có thể đem đến sự giác ngộ rất mực. Một nụ cười có thể mở được tấm lòng; nhưng chỉ cần một ánh mắt sai lầm của bạn cũng có thể đóng cánh cửa ấy vĩnh viễn - đó là một hiện tượng rất mong manh. Hãy suy nghĩ về điều này như là một nghệ thuật: cũng giống như người họa sĩ rất mực thận trọng với từng nét cọ ông đang đặt lên bức tranh, sai một ly sẽ đi một dặm. Một họa sĩ có thực tài có thể thay đổi toàn bộ bức tranh chỉ bằng duy nhất một nét cọ.

Cuộc sống hãy được học như là một nghệ thuật: rất cần ý thức và cẩn trọng.

Vì vậy, mối quan hệ với những người khác đã trở thành một tấm gương soi lại những gì bạn đang sống, cách bạn hiện thực nó và những gì đang kết trái. Điều gì đang xảy ra với người chung quanh? Bạn có làm cho cuộc sống của họ thêm đau khổ? Bạn cho họ thêm đau đớn? Bạn tạo ra một địa ngục cho họ, rồi sau đó lẳng lặng rút lui? Thay đổi cách sống của bạn nếu bạn cảm thấy ngột ngạt. Hãy làm đẹp cuộc sống xung quanh mình. Hãy để mọi người cảm thấy rằng thời gian bên nhau là một món quà: chỉ cần được bên nhau, đó là sự khởi đầu, phát triển, một số bài hát bắt đầu phát sinh trong trái tim, một số hoa bắt đầu nở rộ. Và khi bạn một mình sau đó, ngồi hoàn toàn im lặng, tuyệt đối trong im lặng, và xem bản thân mình.

Cũng như con chim có hai cánh, để cho tình yêu và thiền định là đôi cánh của bạn.

Tạo sự hài hòa cho chúng, để chúng không còn xung đột với nhau mà là điều dưỡng nhau, giúp đỡ nhau. Đây là con đường rất đẹp: sự tổng hợp của tình yêu và thiền định.

-Osho

20 March, 2011

Barrington, New Jersey... (3)

gắp vào chén không
chút chua chua của cỏ
chút lãng mạn của nắng
chút ngọt ngào của đất
chút cay cay thiền định
chút dục tính của nước

(à...)

rót vào ly không
đêm mặn của biển
bình minh của lá
đắng đắng của lửa
tĩnh lặng của đất
hanh vàng của mùa thu

(ơi ...)

mỗi người một góc sầu
ngày 3 bữa ăn và giấc ngủ
góp nhặt rồi buông xuống - góp nhặt rồi buông xuống




2.



Dedicated to the one who guilty or innocent
Lost in this sea
Yielded to the stream
Who didn't ever be a winner

...Dedicated to the one always keeping a hope
In front of a sorrow
In the cold of a room

Dedicated to the one searching his own freedom

I sing to life
To all its beauty
To every wound of it
To every caress of it

I sing to life
To its tragic beauty
To pain and to strife
Let all that dance through me
The rise and the fall
I lived through it all
Dedicated to the one who always made it dry
Like possessed, slipped through fingers
It was always already over

I sing to life
Reflected into your eyes
Easy and endless
Promised land for us

I sing to life
Sweet and even fierce
To this journey of ours
Which still puts us in chains

It calls us...

Don't ever doubt ( x 2 )
Don't ever leave it alone
Alone
... still ...

I sing to life
Sweet and even fierce
To this journey of ours
Which still puts us in chains

It calls us...



3.

giọt mưa... tan vào biển sâu





Lệ Đá Xanh



nhạc Cung Tiến
thơ Thanh Tâm Tuyền

Tôi biết những người khóc lẻ loi,
Hồn không nguôi, sầu không nguôi,
Đời quên yên bình cho người.

Đời không yên vui là đó.
Lệ khóc không rơi ngoài hồn,
Lệ khóc không rơi ngoài hồn
Hồn cô đơn...

Nghẹn ngào không nói là những đêm nao,
Người ngắm trăng sao bềnh bồng.
Là những đêm mắt lệ,
Là những đêm mắt dâng lệ đá xanh.
Ôi những đêm buồn một mình,
Ôi những đêm lẻ loi, sầu nâng chênh vênh tâm hồn.

Đôi khi anh muốn tin,
Đôi khi anh muốn tin.
Ngoài đời chỉ còn trời sao đáng kể.
Mà bên vì sao lấp lánh đôi mắt em,
Và đôi mắt em lấp lánh không thôi
Đến ngày cuối...

Đôi khi anh muốn tin,
Đôi khi anh muốn tin.
Ngoài đời thơm thơm, cỏ hoa ươm hương dịu hiền.
Mà bên trái cây ngọt ngào đôi môi em,
Ngọt ngào đôi môi em, ngọt ngào đôi môi em
Nguồn sữa mật khởi đầu.

Đôi khi anh muốn tin ngoài đời cỏ hoa tinh khiết,
Mà bên cỏ hoa quyến rũ cánh tay em.
Vòng ân ái, vòng âu yếm.

Đôi khi anh muốn tin,
Đôi khi anh muốn tin.
Ôi những người, ôi những người
Khóc lẻ loi một mình.
Đau đớn lệ, đau đớn lệ
Là những viên đá xanh.
Tim rũ rượi...

13 March, 2011

sinh sinh chi vị Dịch

Tiên, cô bạn gái của Vị, bạn tôi, đang đứng trong bếp cắt miếng thịt để làm lẩu ăn chiều, chợt quay lại nói với tôi "Em thấy làm người sinh ra để chờ! Sinh ra để chờ chết, cả cuộc đời xoay quanh chữ chờ! Hết chờ ăn, rồi chờ dọn dẹp, khi dọn dẹp lại chờ nghỉ ngơi, khi nghỉ ngơi lại chờ bận rộn, hết chờ cái này đến chờ cái kia!"

Tôi nghe xong, phá lên cười chung vui cùng cô ấy, chẳng nói thêm được gì.

Từ lúc chờ lọt lòng để chờ chết, có cả trăm nghìn cái "chờ" xen kẽ vào nhau như từng lớp sóng. Vơi đầu này lại đầy chỗ kia; năng lượng hoán chuyển qua vùng khác sẽ tạo hụt hẫng ở nơi này. Âm nương Dương, Dương  tựa Âm - hết vơi lại đầy, hết hợp lại tan, đắp đổi cho nhau tạo điều kiện cho vạn vật phát triển...

Thôi thì ... bằng lòng với cái "chờ" là một hạnh phúc, make the best out of it ha :)


2.

ai cũng vì ai đó mà có mặt
rồi mình cũng vì một ai đó
để rồi thấy cuộc sống kỳ diệu và linh thiêng
(dn)


Có những ý tưởng ngộ nghĩnh ...

Chúng có thể là những nấc thang nhỏ trên triền núi trơn trượt.

Chúng có thể là những viên gạch cho một căn nhà, một lâu đài, hay một vương quốc.

Chúng có thể là những giọt nước san sẻ cho nhau bên giếng nước sâu thẳm.

Chúng có thể là những đốm lửa lóe lên rồi chợt tắt trong đêm vắng tĩnh lặng.

Vâng - như con cá quẫy mình bắn lên khỏi mặt nước nhìn trời xanh, rồi lại trở về dòng nước mát trong rười rượi ...


3.

Có những ngày tôi sống thuần trong trực giác. Nó tựa như là một trong nghìn mảnh đã được xé vụn từ bức tranh lớn... tôi nhặt lên, đem theo...

Như những giấc mơ lộn xộn không liền lạc trong giấc ngủ...






11 March, 2011

Chip Conley: Thước đo cho những gì làm cuộc sống đáng giá








Tôi chuẩn bị nói đến một sự thật đơn giản về lãnh đạo trong thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21, chúng ta cần thực sự chú ý và điều mà tôi thật sự khuyến khích bạn xem xét ngày hôm nay là nhớ tới lại thời học sinh chúng ta khi mà chúng ta học đếm như thế nào. Nhưng tôi thực sự nghĩ là bây giờ là lúc cho chúng ta nghĩ về cái mà chúng ta đếm. Bởi vì cái mà chúng ta thật sự đếm thực sự đếm.

Để tôi bắt đầu bằng kể cho bạn một câu truyện nhỏ Đây là Vân Quách. Cô ta đến với đất nước này từ Việt Nam năm 1986. Cô ta đổi tên mình thành Vivian, bởi vì cô ta muốn hòa nhập vào nước Mỹ. Công việc đầu tiên của cô là tại một nhà trọ bên trong thành phố ở San Fransisco như là một cô hầu. Tôi thật sự đã mua cái nhà trọ đó vào khoảng 3 tháng sau khi Vivian bắt đầu làm việc ở đây. Vì thế mà Vivian và tôi đã thật sự làm việc chung với nhau trong 23 năm.

Với một lứa tôi trẻ trung lý tưởng lúc 26 tuổi vào năm 1987, tôi bắt đầu công ty của mình và tôi gọi nó là Joie de Vivre một cái tên rất ư không thực tế, bởi vì tôi đã thật sự tìm kiếm để tạo ra niềm vui cho cuộc sống. Và đây là khách sạn đầu tiên mà tôi mua, nhà trò, trả theo giờ và không nổi tiếng bên trong thành phố San Fransisco. Trong khoảng thời gian cạnh Vivian, tôi thấy rằng cô ấy có cái gì đó của của joie de vivre trong cái cách mà cô ta làm việc. Nó làm tôi tò mò: Làm cách nào một ai đó thật sự kiếm được niềm vui bằng cách thực sự dọn nhà vệ sinh để kiếm sống? Vì thế mà tôi dành thời gian cho Vivian và tôi thấy rằng cô ta chẳng hề tìm thấy niếm vui khi dọn nhà vệ sinh. Công việc của cô ta, mục tiêu và cái mà cô gọi là không phải trở thành người chà sàn nhà vệ sinh sạch nhất, mà là chính cái mối quan hệ tình cảm mà cô tạo ra với đồng nghiệp của mình và khách hàng của chúng tôi. Và cái mà cho cô ta nguồn cảm hứng và lẽ sống là sự thật rằng cô ta quan tâm đến người khác những ai mà ở xa gia đình, bởi vì Vivian biết rằng cái cảm giác ở xa gia đình.

Đó là một bài học rất tình người, hơn 20 năm về trước giúp khá tốt cho tôi trong những khoảng thời gian cuối của thời kỳ suy thoái kinh tế mà ta có. Theo sau sự sụp đổ của dotcom và sự kiện 11/9 Khách sạn San Fransisco Bay Area vược qua được khoảng thời gian thất thu lớn nhất trong lịch sự ngành khách sạn tại Mỹ. Chúng tôi đã trở thàng nhà kinh doanh khách sạn lớn nhất ở khu vực Bay vì thế mà chúng tôi thực sự dễ bị tổn thương. Nhưng cũng quay lại đó, nhớ lại rằng chúng ta từng ăn khoai tây chiên kiểu Pháp tại đất nước này. Vâng, không chính xác lắm, tất nhiên là không. Chúng ta thực sự ăn "khoai tây chiên tự do" và chúng ta thật sự tẩy chay mọi thứ mà từ Pháp. Vâng, tên công ty của tôi, Joie de Vivre. Vì thế mà tôi bắt đầu lấy những ký tự đó từ các nơi như là Alabama và Orange County nói với tôi là họ đang tẩy chay công ty của tôi bởi vì họ nghĩ chúng tôi là công ty Pháp. Và tôi viết lại cho họ và tôi nói, "Khoan đã nào. Chúng tôi không phải Pháp. Chúng tôi là công ty Mỹ. Chúng tôi có cơ sở tại San Fransisco." Và tôi muốn có được một câu trả lời ngắn gọn, "Ồ, đó là tồi tệ hơn."

(Cười)

Vì thế vào một ngày bất kỳ khi tôi đã cảm thấy một chút chán nản và không nhiều niềm vui sống, và tôi đi đến cửa hàng sách gần góc đường gần văn phòng tôi. Và tôi đi đến khu vực sách kinh tế trong đó tìm kiếm một giải pháp kinh doanh. Nhưng vì cái trạng thái ngớ ngẩn của mình, tôi lại đi đến trong cái mục tự mình giúp đỡ một cách nhanh chóng. Và đó là nơi mà tôi làm quen lại Hệ thống cấp bậc về nhu cầu của Abraham Maslow. Tôi từng học một lớp tâm lý học trong trường cao đẳng, và tôi đã học về ông ta, Abraham Maslow, và nhiều người trong chúng ta quen thuộc với "cấp bậc về nhu cầu" của ông ta. Nhưng khi tôi ngồi đó 4 tiếng đồng hồ, nguyên một buổi trưa, đọc về Maslow, tôi thật sự nhận ra điều gì đó mà đúng cho mọi người thủ lĩnh. Và một trong những sự thật kinh doanh đơn giản nhất là cái gì đó mà chúng ta thường sao lãng. Và vì thế mà chúng ta đều là con người. Và mỗi chúng ta, bất kể chúng ta đóng vai trò gì trong kinh doanh, thật sự có 1 mức độ nhu cầu ở nơi làm việc.

Và vì thế khi mà tôi đọc thêm về Maslow, cái mà tôi thật sự nhận ra rằng, về sau này, Maslow muốn lấy cái cấp bậc đó dành cho cá nhân và áp dụng nó cho tập thể, cho những tổ chức và đặc biệt cho việc kinh doanh. Nhưng rủi thay, ông ta mất sớm vào năm 1970 và vì thế mà anh ta đã không thể biến giấc mơ đó thành hiện thực. Vì thế tôi nhận ra trong khủng hoảng dotcom rằng vai trò của tôi trong cuộc sống đã là hướng tới Abe Maslow. Và vì thế cái mà tôi đã làm trong vài năm trở lại đây khi tôi lấy kim tự tháp nhu cầu gồm 5 cấp đó và nó biến nó thành cái mà tôi gọi là kim tự tháp chuyển hóa, là sự tồn tại, thành công và chuyển hóa. Nó không chỉ là nền tảng của kinh doanh, nó còn là nền tảng của cuộc sống. Và chúng ta bắt đầu tự hỏi làm cách nào mà chúng ta thật sự xác định được các nhu cầu cao hơn, các nhu cầu chuyển hóa cho các nhân viên chủ chốt trong công ty chúng ta, 3 cấp bậc của cái hệ thống phân cấp nhu cầu thực sự liên quan đến 5 cấp bậc của hệ thống nhu cầu phân cấp của Maslow.

Nhưng khi chúng ta bắt đầu tự hỏi làm cách nào chúng ta xác định các nhu cầu cao hơn của nhân viên và khách hàng của mình, tôi nhận ra chúng ta chẳng có số liệu nào cả. Chẳng có căn cứ gì để biết liệu chúng ta có làm đúng hay không. Vì thế chúng ta bắt đầu tự hỏi: Những số liệu ít rõ ràng chúng ta có thể dùng để đánh giá ý thức của nhân viên về ý nghĩa, hay ý thức về mối liên hệ tình cảm của khách hàng với chúng ta? Ví dụ, chúng tôi bắt đầu hỏi nhân viên của mình, liệu họ có hiểu sứ mạng của công ty và có cảm thấy là họ tin vào nó hay không, họ có thể thật sự gây ảnh hưởng đến sứ mạng đó, và họ có cảm thấy thật sự công việc của họ có ảnh hướng đến sứ mạng đó không. Và chúng tôi bắt đầu hỏi khách hàng của mình, họ có cảm thấy mối liên hệ tình cảm với chúng tôi, theo một trong 7 cách khác nhau hay không. Kỳ lạ thay, khi chúng tôi hỏi những câu hỏi này và bắt đầu chú ý cao hơn trong cái kim tự tháp. Cái chúng tôi có được là chúng tôi tạo ra nhiều lòng trung thành hơn nữa. Lòng trung thành khách hàng của chúng tôi tăng vọt. Tốc độ thay thế nhân viên đã giảm đến một phần ba trung bình ngành. Và trong suốt 5 năm khủng hoảng dotcom, công ty chúng tôi phát triển gấp 3 lần.

Bây giờ tôi bắt đầu thiết lập quan hệ với những nhà quản lý khác và hỏi họ làm cách nào mà họ vượt qua thời gian đó, họ nói đi nói lại với tôi rằng họ quản lý cái mà họ có thể đo được. Và cái mà chúng ta đo được là những thứ hữu hình ở đáy kim tự tháp. Họ không hề nhìn những cái vô hình mà ở cao hơn trong kim tự tháp. Thế là tôi bắt đầu tự hỏi: Làm thế nào để giúp các nhà quản lý đo được những cái vô hình ấy? Nếu chúng ta được dạy phải quản lý những thứ có thể đo lường được giống các nhà quản lý, và tất cả chúng ta đo những cái hữu hình trong cuộc sống, Chúng ta bỏ lỡ hàng đống thứ ở trên đỉnh kim tự tháp.

Thế là tôi đã đi học hỏi rất nhiều điều. Và tôi tìm thấy 1 cuộc điều tra chỉ ra rằng 94 phần trăm những người đứng đầu kinh tế trên toàn cầu tin rằng những cái vô hình là quan trọng trong kinh doanh của họ, những thứ như là tài sản trí tuệ, văn hóa công ty, lòng trung thành thương hiệu. Và còn nữa, chỉ 5 phần trăm trong số đó thật sự có ý định đo đạc những cái vô hình trong kinh doanh của họ. Vì thế là người đứng đầu, chúng ta hiểu rằng Những cái vô hình là quan trọng, nhưng chúng ta không có manh mối thực sự để đo chúng cả. Đây là một câu nói của Einstein: "Không phải cái gì đếm được thì biết đếm, và không phải cái gì biết đếm thì đếm được." Tôi ghét cãi với Einstein, nhưng nếu đó là thứ giá trị nhất trong cuộc sống và kinh doanh của chúng ta thật sự không thể đếm hay ước định, chẳng phải chúng ta bỏ thời gian sống ra chỉ để xa lầy trong việc đo những thứ thông thường?

Đó là một câu hỏi hóc búa về việc đếm mà làm cho tôi tạm gác vị trí CEO trong một tuần và bay đến đỉnh Himalaya. Tôi đã bay đi đến một nơi đó là được che đậy bí ẩn trong nhiều thế kỷ, một nơi mà một số người gọi là Shangri la. Nó thật sự di chuyển từ cấp bậc tồn tại trong kim tự tháp để trở thành mô hình chuyển hóa điển hình cho thế giới. Tôi đi đến Bhutan. Nhà vua thiếu niên của Bhutan cũng là một người tò mò, nhưng đó là quay lại vào năm 1972, khi ông lên kế vị 2 ngày sau khi cha ông mất ở tuổi 17, ông bắt đầu hỏi những câu hỏi mà bạn mong muốn của một ai đó với tâm trí của một người mới bắt đầu.

Trong chuyến đi xuyên qua India, khởi đầu sự trì vị của ông như là vua, một nhà báo Ấn Độ hỏi ông về GDP của Bhutan về lượng tổng sản phẩm quốc nội của nước này. Và nhà vua trả lời theo cách đã chuyển hóa chúng ta trong suốt 4 thập kỷ sau. Ông ta nói câu sau: Ông nói, "Tại sao chúng ta bị quá ảm ảnh và tập trung vào tổng sản phẩm quốc nội? Tại sao chúng ta không quan tâm hơn về chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia?" Nào, về bản chất, vị vua yêu cầu chúng ta xem xét một định nghĩa thay thế cho sự thành công, mà đã được biết đến như là GNH, hay tổng hạnh phúc quốc dân. Hầu hết những nhà lãnh đạo thế giới không hề quan tâm và những người mà đã nghĩ rằng điều này đã được chỉ là "kinh tế học Phật giáo." Nhưng vị vua thật sự nghiêm túc. Và đó là thời điểm đáng chú ý, bởi vì đó là lần đầu tiên lãnh đạo thế giới mà hơn 200 năm trước đã gợi ý giá trị vô hình của hạnh phúc lần nữa, người lãnh đạo của hơn 200 năm trước, Thomas Jefferson với Tuyên Ngôn Độc Lập 200 năm sau, vị vua đã gợi ý rằng giá trị vô hình của hạnh phúc là thứ gì đó mà chúng ta nên đo đạc và nó là thứ gì đó mà chúng ta thực sự giá trị như là bảo cáo chính phủ.

Trong 30 năm làm vua, vị vua đó là thật sự bắt đầu đo đường và quản lý sự hạnh phúc ở Bhutan. Và bao gồm, chỉ gần đây, dẫn đất nước của ông từ chế độ quân chủ tuyệt đối đến một chế độ quân chủ lập hiến mà không đổ máu, không đảo chính. Và Bhutan, cho những ai trong các bạn không biết nó, là nần nhân chủ mới nhất trên thế giới, chỉ 2 năm trước.

Vì thế khi chúng ta bỏ thời gian với các nhà lãnh đaọ trong phong trào GNH, tôi thật sự hiểu được cái mà họ đang làm. Và tôi đã trò chuyện với ngài thủ tướng. Trong buổi ăn tối, tôi hỏi ông ta một câu hỏi lạc đề. Tôi hỏi ông, "Làm cách nào mà ông có thể tạo ra và đo được những thứ bay hơi, nói một cách khác, sự hạnh phúc?" Và ông là một người đàn ông rất khôn ngoan, và ông nói, "Nghe này, mục tiêu của Bhutan không phải là tạo ra sự hạnh phúc. Chúng tôi tạo ra điều kiện để hạnh phúc có thể diễn ra. Nói một cách khác, chúng tôi tạo môi trường sống cho hạnh phúc." Woa, thật là thú vị. Và khi ông ta nói họ có khoa học đằng sau nghệ thuật đó. Và họ đã thực sự tạo ra bốn trụ cột quan trọng, chín chỉ số chủ chốt và 72 số liệu khác nhau và nó thật sự giúp để mà thật sự đo được GNH của họ. Thực tế, một trong những chí số chính là: Người Bhutan cảm thấy như thế nào về cách mà họ dành thời gian mỗi ngày? Đó là một câu hỏi hay. Bạn cảm thấy thế nào về cái cách mà bạn dành thời gian mỗi ngày? Thời gian là một thứ quý giá nhất của con người trong thế giới hiện tại. Và vì thế, tất nhiên Thứ giá trị vô hình bé nhỏ cuả dữ liệu đó chẳng hề ảnh hưởng lên sự tính toán GDP của chúng ta.

Vì thế mà tôi dành một tuần của mình trên đỉnh Himalayas, tôi thực sự bắt đầu mường tượng cái mà tôi gọi là phương trình cảm xúc. Và nó tập trung vào những gì mà tôi đọc lúc trước từ một người tên là Rabbi Hyman Schachtel. Bao nhiêu người biết anh ấy? Có ai nào? 1954, anh ta viết một quyển sách "Những Điều Thú Vị Thật Sự của Cuộc Sống". Và anh ta đề nghị rằng sự hạnh phúc là không phải có cái mà bạn muốn. Thay vào đó, nó là muốn điều mà bạn có. Nói một cách khác, tôi nghĩ người Bhutan tin rằng sự hạnh phúc bằng với muốn cái mà bạn có tưởng tượng tình nghĩa chia cho có cái mà bạn muốn sự hài lòng. Người Bhutan không phải sống trong những công việc đơn điệu tập trung không ngừng vào cái mà họ không có. Tôn giáo, sự cô lập, lòng trân trọng sâu sắc nền văn hóa của mình. và bây giờ những nguyên tắc trong chủ trương GNH của họ tất cả nuôi dưỡng ý thức biết ơn về cái mà họ có Bao nhiều người trong chúng ta ở đây, như là TEDster trong khán giả dành nhiều thời gian của chúng ta trong phần bên dưới của phương trình này, trong mẫu số? Chúng ta là một nền văn hóa nặng nề bên dưới trong nhiều cách hơn là một.

(Cười)

Sự thật là, ở các nước phương Tây, khá thường chúng ta tập trung vào việc theo đuổi sự hạnh phúc như là hạnh phúc là thứ gì đó mà chúng ta phải chạy theo đối tượng mà chúng ta đáng lẽ phải có hay có lẽ là nhiều đối tượng. Thật sự, trên thực tế, nếu như bạn nhìn vào từ điển nhiều từ điển định nghĩa "theo đuổi" như là "đuổi theo với thái độ thù địch" Chúng ta có theo đuổi hạnh phúc với thái độ thù địch không? Câu hỏi hay. Quay trở lại với Bhutan.

Bhutan thật sự giáp với phía bắc và phía nam của nó với 38 phần trăm dân số thế giới. Có thể nào đất nước bé nhỏ đó, giống như một khởi động trong một ngành công nghiệp trưởng thành, là cái bugi mà thực sự ảnh hưởng thế kỷ 21 của giai cấp trung lưu ở Trung Quốc và Ấn Độ? Bhutan thật sự tạo ra được xuất khẩu cuối cùng, cái loại tiền tệ toàn cầu mới của sự hạnh phúc. Và có khoảng 40 quốc gia trên thế giới ngày nay mà thật sự nghiên cưú GNH của chính họ Bạn có thể là nghe được, cuối thu rồi Nicolas Sarkozy ở Pháp, Thông báo kế quả của 18 tháng nghiên cứu bởi hai nhà Nobel kinh tế học tập trung vào sự hạnh phúc và giàu có tại Pháp. Sarkozy gợi ý rằng những nhà lãnh đạo thế giới nên dừng tập trung thiển cận vào GDP mà xem xét chỉ số mới, mà một vài người đang dọi là "chỉ số joie de vivre" [chỉ số niềm vui sống] tôi thích nó Những cơ hộ hợp tác thương hiệu.

Và chỉ 3 ngày trước tại TED, chúng ta thật sự có một chương trình phát sống với David Cameron có khả năng là thủ tướng tiếp theo tại Anh, đã thực sự trích dẫn một trong những câu nói thích nhất của tôi. Lời phát biểu bằng thơ của Robert Kennedy vào năm 1968 khi ông ta gợi ý rằng chúng ta tập trung một cách thiển cận vào điều sai lầm và rằng GDP là một thước đo sai. Vì thế nó gợi ý rằng đà dịch chuyển.

Tôi đã lấy cái trích dẫn đó của Robert Kennedy và tôi đã thực sự biến nó thành một bảng cân đối mới cho một thời điểm ở đây. Đó thật sự là sự sưu tập của nhiều thứ mà Robert Kennedy đã nói trong trích dẫn đó GDP đếm mọi thứ từ sự ô nhiễm không khí đến sự phá hủy rừng câu tùng của chúng ta. Nhưng nó thực sự tính đến sức khỏe của con cháu chúng ta hay sự liêm chính của cán bộ nhà nước. Như khi chúng ta nhìn vào 2 cột ở đây có phải nó làm bạn cảm thấy như đó là thời gian cho chúng ta bắt đầu suy nghĩ cách mới hơn để đếm, cách mới để thật sự tưởng tượng. Cái gì làm quan trọng cho chúng ta trong cuộc sống?

(Vỗ tay)

Chắc chắn Robert Kennedy đề nghị ở phần cuối của bài diễn văn chính xác đó. Ông ta nói GDP "đo mọi thứ trong giới hạn, trừ những cái mà làm cuộc sống giá trị." Wow. Vậy làm cách nào chúng ta làm điều đó? Để tôi nói một thứ chúng ta có thể bắt đầu làm trong 10 năm để từ bây giờ, ít nhất trong đất nước này. Tại sao trong cái nước Mỹ chết tiệt này chúng ta đang điều tra dân số vào 2010. Chúng ta chi 10 tỷ đô đô để làm điều đó. Và chúng ta hoỉ 10 câu hỏi đơn giản - nó là sự đơn giản. Nhưng những câu hỏi đó là hữu hình. Chúng là về nhân khẩu học. Chúng là về nơi chúng ta ở, bao nhiêu người chúng ta sống cùng, và bạn có sỡ hữu ngôi nhà của bạn hay không. Đó là thế. Chúng ta không hỏi những thước đơ có ý nghĩa. Chúng ta không hỏi những câu hỏi quan trọng. Chúng ta không hỏi những thứ vô hình.

Abe Maslow nói từ lâu thứ gì đó mà bạn nghe từ lâu, nhưng bạn không nhận ra đó là của ông ấy. Ông ta nói, "nếu như thứ công cụ duy nhất mà bạn có là cái búa, tất cả mọi thứ bắt đầu trông giống như cái đinh." Chúng ta đang bị mù quáng bởi công cụ của chúng ta. Xin lỗi cho thái độ đó. (Cười) Chúng ta đang bị mù quán bởi công cụ của chúng ta. GDP đã là cái búa của chúng ta. Và cái đinh đang là thế kỷ 19 và 20 này thời kỷ công nghiệp của sự thành công. Và vâng, 64 phần trăm của GDP thế giới ngày nay là những ngành công nghiệp vô hình mà chúng ta gọi là dịch vụ, ngành công nghiệp dịch vụ, ngành làm tôi đang tham gia. Và chỉ 26 phần trăm trong đó là ngành công nghiệp hữu hình của sản xuất và công nghiệp. Vì thế có lẽ đây là lúc mà chúng ta có một hộp đồ nghề bự hơn, đúng không. Có lẽ đó là lúc chúng ta thật sự lấy cái hộp đồ nghề đó, không chỉ đếm cái mà dễ đếm được, những thứ hưũ hình trong cuộc sống, nhưng đếm thật những thứ thật sự mà giá trị nhất, những thứ mà vô hình.

Tôi nghĩ tôi là một kiểu CEO tò mò. Tôi cũng đã một học sinh tò mò ngành kinh tế hồi đại học. Và tôi học được rằng các nhà kinh tế học đo mọi thứ trong những đơn vị hữu hình của sự sản xuất và sự tiêu thụ như thể mỗi trong những cái đơn vị hữu hình đó là học hệt nhau. Chúng không như nhau. Thật tế, là nhà lãnh đạo, cái mà chúng ta cần phải học là cái mà chúng tôi thật sự có thể ảnh hưởng cái chất lượng của đơn vị sản xuất bằng cách thực tế tạo ra điều kiện cho công nhân của chúng ta để sống với cuộc gọi của họ. Và trên thực tế, ở trong trường hợp của Vivian đơn vị sản xuất của cô ấy không là cái hữu hình của giờ mà cô làm việc mà là những cái khác biệt vô hình mà cô ta làm trong suốt một giờ làm việc.

Đó là Dave Arringdale người mà thực sự đã là khách hàng lâu năm tại nhà nghỉ của Vivian. Ông ta ở đó hàng trăm lần trong suốt 20 năm rồi. Và ông trung thành với bất động sản vì mối quan hệ mà Vivian và những đồng nghiệp của cô ấy có thể tạo ra với ông ta. Họ tạo ra môi trường sống của sự hạnh phúc cho Dave Và ông ta nói chúng tôi rằng ông ta có thể đếm trên Vivian và nhân viên ở đây mà làm cho ông cảm thấy như ở nhà. Đó là thế nhà lãnh đạo kinh tế và nhà đầu tư, thông thường, không thể nhìn thấy sự kết nối giữa sự tạo ra sự vô hình của sự hạnh phúc của nhân viên với sự tạo ra sự hữu hình của lợi nhuận tài chính trong kinh doanh của họ. Chúng ta không cần phải chọn giữa gây cảm hứng cho nhân viên và tăng lợi nhuận. Chúng ta có thể có cả hai. Và trên thực tế, những nhân viên có cảm hứng, thông thường, giúp làm ra thêm lợi nhuận, đúng chứ.

Vì thế cái mà thế giới cần bây giờ, theo ý kiến của tôi là những nhà lãnh đạo kinh tế và trính trị người mà có thể đếm. Chúng ta đếm những con số. Chúng ta đếm số người. Cái mà thật sự đếm là khi chúng ta sử dụng những con số của chúng ta để mà thật sự tính đến con người. Tôi học được nó từ một người giúp việc ở nhà nghỉ và vị vu của một đất nước. Cái gì mà bạn có thể bắt đầu đếm hôm nay? Một cái mà bạn có thể bắt đầu đếm hôm nay mà thực sự có thể có ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, cho cuộc sống của bạn hay cho kinh doanh của bạn.

Cám ơn các bạn rất nhiều.

(Vỗ tay)

10 March, 2011

Nick Veasey

Với giàn máy quang tuyến X, Nick Veasey đã giúp hé mở những thứ vô hình trong rất nhiều vật thể quanh ta. Các bạn có thể Google: Nick Veasey để thưởng lãm thêm nhiều bức hình khác, vì tôi chỉ nhặt những hình ảnh tượng trưng cành hoa chiếc lá của Nick.

09 March, 2011

viết cho ngày sinh nhật thứ 50

"May the rest of your life journey be a great adventure!"
  (Nancy Kleinberg)

 

Trước khi tôi rời St. Petersburg, bà hàng xóm, Nancy trao cho tôi món quà sinh nhật. Bà ấy bảo "trong đó có một thứ tôi sẽ cần đến!". Hôm nay, tôi mở phong bì ra, đọc lời chúc của bà, kèm trong thiệp sinh nhật là cái thẻ của quán cà phê Starbucks.

Vâng, Khổng Tử cho rằng tuổi tri thiên mệnh là 50.

Buổi sáng nay, tôi pha ly cà phê, ăn sáng. Sau khi nhận lời chúc mừng sinh nhật từ Phụng và anh Thuyên, tôi thiền, xong lại nằm ngủ.

Được 2 tiếng, thức giấc pha ly cà phê thứ nhì.

Biển rộng mở toang trái tim tôi bờ cát trắng tinh, cho âm thanh của gió và tình mềm của sóng buổi ban mai dạt vào.

À! Tôi tri được gì với ly cà phê thứ ba trong ngày?

a. Trong cuộc đời này không còn phải trái. Khi ra khơi, tôi cần thuyền; khi vào chợ, tôi cần có tấm lòng rộng mở.

b. Vâng, xin hãy để tôi uống bao nhiêu ly cà phê một ngày cũng được. Tôi vẫn lắng nghe những lời quan tâm từ bạn.

c. Tôi vẫn mãi là tên học trò đôi khi lơ đễnh nhìn theo cánh bướm ngoài song cửa.

d. Tôi có khả năng tự trị bịnh bằng vocal meditation.

e. Tôi yêu biển rộng cùng thời tiết ấm áp.

f. Những gì tôi đang có, đều là kết quả của ước muốn riêng mình.

g. Tôi có thể cười vang vang thích chí mà nói "kệ tui!".

h. Tôi không lười, nhưng thích làm biếng.

i. Thích pha trò thọt lét người khác.

...

Nếu liệt kê ra hết thiên mệnh của mình, có lẽ ... đến ngày mai cũng chưa hết! Hì!

Tóm lại bằng câu nói của Lão cho gọn, biết [thiên mệnh] không bằng yêu [nó], yêu [nó] không bằng vui [với nó]!








Vocal Meditation - 35 Minutes





2.

Có thể tôi không đồng ý với những gì anh nói, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến chết để bảo vệ cái quyền được nói của anh! (Voltaire)



3.

Nhưng nếu có việc không chánh đáng ở trước mắt, cũng không nghĩ đó là bất chánh mà cho là chánh đáng, đó cũng là chánh kiến. (HT Tuyên Hóa)

08 March, 2011

Barrington, New Jersey... (2)

23 tháng 9, 2009

Nơi đây, cũng những tĩnh vật này, không gian này, vẫn ly cà phê với Bailey's Irish Cream, vẫn bước chân lên cầu thang xuống cầu thang, vẫn tấm nệm cái chăn cái gối ấy - vẫn người bạn thân mỗi ngày đến sở làm, chiều về khề khà chai bia Grolsch - tâm thức tôi hôm nay hoàn toàn khác lạ!

Như đứa bé nghịch ngợm lục lại trong tủ đồ chơi bức tranh ngày nào nó cố vẽ cho chính nó một bản khác.

Ngắm nghía hoài chỉ còn thấy vài nét phác đơn sơ nhạt nhòa.

Một năm rưỡi đã trôi qua. 

35 năm đã trôi qua. 100 năm đang trôi qua.

Với bầu ký ức khác, cộng với không gian khác, mặt đất khác, tôi ôm lấy cuộc đời như cánh hoa đón mưa chào nắng. 

07 March, 2011

lòng tham




2.

Nầy các Tỳ kheo! Nếu các ông muốn thoát khỏi sự khổ não, nên suy nghiệm hai chữ "Tri túc". Hễ biết đủ thì ở cảnh nào cũng yên vui.
(Kinh Di Giáo)


3.

Như trong Kinh Lăng Nghiêm, Ma-đăng-già nữ rất yêu A Nan, không muốn rời xa chút nào.

Phật hỏi cô ta: Nàng yêu cái gì ở A Nan?

Ma-đăng-già thưa: Tôi yêu đôi mắt của ông ấy.

Phật nói: Thế thì ta móc mắt ông ấy cho cô nhé!

-A, không được đâu! Ma-đăng-già nữ nói: Móc mắt ra thì còn dùng gì được?

-Đã không dùng gì được thì nàng còn yêu ông ấy làm chi?

Phật nói cho nàng ta nghe xong, nàng liền phá ngay được sắc chấp mà chứng được Tứ quả. Cho nên chúng ta chớ chấp trước vào sắc tướng, nhưng mặt khác cũng không rời sắc tướng mà tu hành. Đó là mượn giả để tu chơn.

(HT Tuyên Hóa)


4.

Nhìn quanh ta, khó thấy hành động nào thoát khỏi dục, khó ý nghĩ nào không chấp trước.

06 March, 2011

emmanuelle





2.


Lúc nào bạn bắt gặp những hình ảnh quen thuộc lần lượt hiện ra trong tâm trí, sau đó từ từ tan chảy vào từng ngóc ngách trong tâm hồn bạn khiến tim bạn thắt lại, ấy là lúc bạn đang đi dưới ngôi sao dẫn đường của tình yêu và điều đó chắc chắn sẽ giúp bạn trưởng thành hơn về mặt cảm xúc.


(Đây là link download mobipocket reader dùng cho máy PC để đọc.)

Từ đêm qua cơn mưa cuối mùa đổ xuống giữa thời tiết ấm áp như mùa xuân. Ăn trưa xong, tôi vào giường, đọc truyện ngắn "Tôi là Bêto" của Nguyễn Nhật Ánh. Truyện viết thật dễ thương với nhiều tư tưởng rất ý nhị chúng ta đã bắt gặp ở nhiều văn phẩm ngoại quốc đây đó từ bấy lâu nay, được lồng qua những con chó bé bỏng. Đọc được hơn nửa câu chuyện, tôi ngủ một giấc nhỏ giữa cơn mưa mềm mại.

Buổi chiều pha ly cà phê đen, pha thêm muỗng nhỏ Bailey's Irish Cream, ra ngồi dưới mái hiên ngắm mưa! 

Ôi cuộc đời sao đẹp thế!

 

04 March, 2011

[tgif] food for thought




2.

Tùy thuận theo hoàn cảnh
Không buộc theo ý mình
Giữ tâm không giữ cảnh
Tâm bình cảnh cũng bình

(không biết tác giả)




3.

Biến vỏ trứng, rơm rạ thành tranh

Từ sợi rơm rạ, vải vụn, len thừa, vỏ trứng... Huyền Chi và nhóm bạn đã tạo nên những bức tranh chất liệu sống động và xinh xắn.



03 March, 2011

Picasso - El Guitare



Có một thủa Picasso ví von con người là dụng cụ âm nhạc, và ông ta không ngừng thể hiện ý tưởng đó qua nhiều họa phẩm trong suốt cuộc đời ông.

Viện bảo tàng The Museum of Modern Art ở New York, đang triển lãm một số những họa phẩm của ông ấy, với chủ đề "Picasso: Guitars 1912–1914", từ ngày February 13 đến June 6, 2011.

Barrington, New Jersey...

Cây sau vườn



... là con phố nhỏ theo thống kê chỉ có ngót nghét 7000 dân, cách thành phố Philadelphia 11 dặm. Chiều hôm qua khi về đến nhà, bạn gái Vị đã làm sẵn một đĩa ớt chuông xào nấm đãi tôi ăn tối. Vị uống bia, tôi uống trà, nghe nhạc jazz, và ngồi nói chuyện mãi đến gần 8 giờ tối mới ăn cơm.

Trên máy bay tôi đọc đoạn văn viết về con ong. Cả đời con ong thợ sống chỉ khoảng 7 tuần, bay tổng cộng khoảng chừng 37,400 dặm nhặt nhạnh phấn hoa, cũng chỉ đủ để làm được 1/12 muỗng mật. Tôi ngẫm nghĩ về mật ngọt của đời tôi. Được hưởng và cũng đã cho đi những gì?

Khi kể cho Vị nghe chuyện về loài ong, Vị nhắc nhở tôi không phải là ong, ong không phải là tôi. Con ong mà biết con người làm được chuyện gì thì chắc nó cũng phải amaze với những kỳ công của một người. 

Hihi... Bạn tôi là thế đấy! Lúc nào cũng muốn cảnh tỉnh tôi. 

Đêm qua ở đây 4 độ âm Celcius. Sáng nay có nắng đẹp, nhưng làm biếng xỏ giầy, nên tôi chỉ chụp tấm hình ở sau vườn.

Đây là một trong những bài nhạc Vị rất thích.