15 July, 2012

July 16

...
Nói theo hệ thống Duy Thức, sự chuyển hóa ấy là: A-lại-da thức chuyển thành (hay chuyển trở về, chuyển lại) Đại viên cảnh trí, Mạt-na-thức chấp ngã chuyển thành Bình đẳng tánh trí, ý thức phân biệt chuyển thành Diệu quan sát trí, và năm thức giác quan chuyển thành Thành sở tác trí. Đây là sự chuyển giả về chân, chuyển vọng về thật… của Đại thừa. Nền tảng và kết quả của sự chuyển hóa này y cứ trên sự thật là thể và dụng chỉ là một, như sóng và nước đại dương là một, như bóng trong gương và gương là một.
...
Thể và Dụng của Tâm
Nguyễn Thế Đăng





2.

Được có người cùng tâm cảm một bài nhạc, bài thơ, bức tranh, hoặc món ăn, món nước là điều hạnh phúc trong đời. Được có người cùng tâm cảm bài kinh, vài ý nghĩ, lại thêm phần thanh tao ý nhị hơn một chút. Đôi khi bất chợt dạo trên mạng, bắt gặp ai đó chẳng quen, lại cùng một dòng tâm tưởng - như ngày hôm nay - bất chợt tìm thấy trong bài viết Thể và Dụng của Tâm, nhiều ý tưởng rất đồng là cái khoái lắm rồi. Sau đó, đọc lên vài đoạn cho người bạn đường đang nằm bên cạnh chú ý lắng nghe, cảm giác hân hoan nhân đôi. Thời đại này thật là khoái với cái gọi là Internet. Độ đồng vọng được rút ngắn lại hơn xưa cho những tâm hồn vốn đã đồng thanh!


08 July, 2012

Tạng Thư Sanh Tử

Tạng ngữ chỉ thân xác là , có nghĩa "một cái gì ta để lại sau lưng" như hành lý. Mỗi khi nói , ta nhớ rằng ta chỉ là những lữ khách tạm thời cư trú trong đời này và thân xác này. Bởi thế ở Tây Tạng người ta không xao lãng thì giờ vào việc làm cho hoàn cảnh sống thêm tiện nghi. Người Tây Tạng cảm thấy hài lòng nếu có đủ ăn, mặc và một mái nhà trên đầu. Nếu cứ tiếp tục như chúng ta – nghĩa là cố cải thiện hoàn cảnh sống, thì dần dần công việc ấy tự nó trở thành mục đích chính, và đó là một xao lãng vô lối. Có người nào tâm trí tỉnh táo mà lại cẩn thận trang hoàng cái phòng khách sạn của mình mỗi khi thuê mướn không? 


- Sogyal Rinpoche (Tạng Thư Sanh Tử)